Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Tập viết



EURO 2012 đã qua đi với danh hiệu vô địch thuộc về người Tây Ban Nha, xin chúc mừng các bạn, nhưng liệu rằng các bạn có đủ tự tin để vượt qua những khó khăn nội tại của mình không ? Định mệnh đã dẫn dắt người Ý và Tây Ban Nha gặp nhau trong trận chung kết_hai quốc gia đang rất khốn khó với nền kinh tế u ám của mình. Bên họ đang tranh luận về quan điểm giải quyết khủng hoảng như thế nào. Rằng nên kích cầu, tăng chi tiêu để gia tăng tiêu dùng tạo thanh khoản cho nền kinh tế theo quan điểm Keynes hay thực hiện chính sách bảo thủ kiểu trường phái cổ điển với trọng tâm là tiết kiệm, đứng đầu quan điểm này là nữ thủ tướng Đức Merkel và những đồng sự của mình. Cũng dễ dàng thông cảm cho người Đức bởi luận điểm của họ là (1) không thể đem tiền thuế của người dân nước mình ra để đảm bảo cho những hành dộng hoang phí nước bạn trong quá khứ và (2) mấu chốt của  sự giàu có là tiết kiệm là nguyên tắc trước tiên. Thế nhưng rắc rối ở chỗ, chúng ta không thể kéo nền kinnh tế ủ rũ đi lên nếu như không đá đít một con chó đang nằm im. Hay nói cách khác, để những thanh niên hứng thú hơn với bản năng tình dục của mình thì bạn nên cho họ xem các bộ phim hay tạp chí khiêu dâm, khi đó nhất định họ sẽ bỏ tiền ra để chi tiêu thôi.

Nước Mỹ cũng chẳng có mấy điều lấy làm lạc quan, khi mà họ cứ liên tục viện dẫn về các gói QE nhằm bơm tiền ra cứu nền kinh tế để thúc đẩy chi tiêu của người dân. Nhưng rất khó để chúng ta tin vào một viễn cảnh tích cực nếu không có những cải cách hợp lý từ ngay trong quan điểm chính trị của các ông Nghị và nhà Trắng. Dẫn chứng rất rõ ràng đó là thị trường nhà đất, doanh số bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ngổn ngang.

Trung Quốc to xác thì sao? Những khó khăn họ đang gặp phải là chắc chắn bởi cơ cấu tăng trưởng của họ phụ thuộc rất nhiều vào (1) tổng đầu tư, và (2) xuất khẩu. Khi mà châu Âu và Mỹ đang phải giải quyết những rắc rối của mình thì xuất khẩu của TQ cũng theo đó mà đi xuống. Giờ là lúc họ đang phải cơ cấu lại nền kinh tế của mình, gia tăng tính cạnh tranh trong sản phẩm bằng cách nâng cao chất lượng và chuyển dịch hướng tăng trưởng nhiều hơn nữa dựa vào chi tiêu nội địa. Thêm nữa, mặc dù là nước đông dân nhất thế giới nhưng "hương vị" này không dễ gì được hưởng bởi các chính sách rất "Trung Quốc" và một nền văn hóa cũng rất "Trung Quốc" của giới cầm quyền. Dù sao thì các quốc gia trên thế giới vốn vẫn và sẽ canh chừng gã này thôi, kẻ có tham vọng thôn tính trên diện rộng. Thậm chí gần đây, liên quan tới hai tập đoàn viễn thông của Trung Quốc, thông qua các sản phẩm công nghệ của mình tới các nước trên thế giới, họ đã có thể kiểm soát được khoảng 80% thông tin của thế giới. Tin buồn là, tác giả nguồn tin này cho biết, chưa có bằng chứng nào cho thấy họ không có ý định kiểm soát nốt 20% còn lại.

Trong khi đó, người Nhật vẫn chưa thể nào giải quyết được căn bệnh kinh niên của mình_tăng trưởng u tối. Hai năm qua ghi nhận các hãng công nghệ nổi tiếng Nhật bản như : Panasonic, Sony, Sharp, Toshiba, Canon...đang rất chật vật với các khoản thua lỗ, trong đó đáng chú ý nhất là Panasonic. Các hãng xe hơi cũng trong tình trạng không mấy tự tin, bị cạnh tranh rất mạnh từ xe hơi Đức-Mỹ và loại giá rẻ của Trung Quốc khi mà người dân thế giới đang có xu hướng giảm chi tiêu.

Bài viết "Kinh tế toàn cầu và Việt Nam đầu năm 2012" của TS. Phạm Đỗ Chí trên http://www.gocnhinalan.com mô tả khá đầy đủ tình hình chung của thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, cũng nên đón đọc các bài viết liên quan để hiểu hơn về nước nhà.

Việt Nam thì sao? Chúng ta cùng thống nhất rằng nền kinh tế đang rất khó khăn bởi (1) những yếu tố bên ngoài đã nêu ở trên dẫn đến budget của người dân thế giới dành cho chi tiêu và đầu tư ra ngoài biên giới ít đi, và (2) những yếu tố nội tại trong nước yếu kém, dễ đổ vỡ. Đã có rất nhiều bài phân tích trên các mặt báo bàn về chủ đề sôi nổi này, hơn nữa những rắc rối thì quá nhiều để tâm sự nhưng dù sao tôi cũng nên nhiều chuyện một chút để tăng thêm gia vị cay cay.

Thế quái nào mà chúng ta lại có thể dễ dàng tin vào con đường lấy các tập đoàn nhà nước là chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế ? Thông qua đó để tăng đầu tư và chi tiêu nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bỏ qua những cảm tưởng về nền chính trị, bản thân tôi thiết nghĩ chuyện này gắn với quốc gia mình quả đúng là không khôn ngoan chút nào. Thay vì tập trung vào công việc như bản chất đã định sẵn của mình, nhà nước lại thích làm kinh tế hơn. Cũng giống như các quý ông tuổi 30 thích tập trung vào sex hơn là quyết tâm làm giàu  !

Một Quốc hội "ngủ gật" vì được chúc quá nhiều whisky đang bắt đầu tỉnh lại đôi chút khi mà các ý đồ của chủ bữa tiệc đã được thực hiện. Những tay mơ lại không thể phát hiện ra một núi rắc rối về nạn tham nhũng, nạn gia đình, thuế má, kinh tế bất ổn, các tiểu xảo bọn ngoại quốc..., cũng không thể thay mặt người dân để giải quyết những tâm tư của mình như đất đai, nhà cửa, chi phí đời sống, giáo dục... Sau khi hàng loạt phi vụ xuất phát từ chính phủ làm thất thoát tiền của nước nhà thì giờ đây họ đang bắt đầu tranh luận dựa vào những hiểu biết đã được học của mình từ lúc còn là sinh viên du học: Đất đai nên trao quyền sử dụng cho dân thế nào đây khi mà chính quyền quá dễ dàng động chạm, sử lý thế nào đối với những thành viên chính phủ vô đạo đức và tài năng dốt hiếm có khi mà họ lại rất "danh gia vọng tộc"...

Một Quốc hội yếu quyền không thể làm gì nổi đối với những hành vi giết người hàng loạt. Nói tóm lại, mặc dù rất thông cảm với các Nghị nhưng cũng không thể nào dễ dàng tha thứ cho mấy gã thèm rượu được. Thay vào đó nên lắng nghe một số Nghị sĩ có tầm với những quan điểm sắc bén của mình.

Sẽ có hơn nửa triệu học sinh bước vào kỳ thi đại học ngày hôm nay, cạnh tranh nhau thông qua các phép tính toán đã được ôn luyện rất chỉnh chu để bước vào giảng đường đại học_nơi mà họ đều tin rằng đây là nơi tốt nhất để có một nền kiến thức vững chắc cũng như bước đệm tuyệt vời để có được một công việc trong tương lai. Bộ giáo dục và những cộng sự dưới quyền của mình đang tỏ ra rất hào hứng và cảm thấy mình là những người rất quan trọng đối với chủ trương "hiền tài là nguyên khí quốc gia". Thương thay cho hơn nửa triệu học sinh trẻ tài năng này, họ đang bị lừa gạt quá mức. Thế nên bao năm qua nền khoa học của chúng ta vẫn cứ dẫm chân tại chỗ nếu không muốn nói là tụt hậu. Bản thân là một sinh viên ngông cuồng, tôi hoàn toàn hiểu được những vấn nạn nền giáo dục nước nhà đang gặp phải. Tôi hoàn toàn đồng quan điểm cho rằng ngay lập tức chảm nửa số giảng viên yếu kém và lấy số tiền lương đó tăng thêm cho nửa số giảng viên còn lại tại vị. Các nghề nghiệp mới sẽ được khai thác sao cho phù hợp hơn, tính cạnh tranh sẽ được nâng cao !

Bạn thử nhầm nghĩ về các khoản tiền để học sinh phải bỏ ra để ôn luyện cho kỳ thi đại học mà xem nó lớn đến cỡ nào. Nếu như số đó được bù vào để nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở và tăng lương cho giáo viên tốt thì tuyệt biết bao. Bản thân tôi cảm thấy rất đau xót với hoàn cảnh này, bởi quá khứ tôi đã từng trải qua nó rồi. Các khoản tiền lớn vô tội vạ được chi ra để nâng cao-cải cách sách giáo khoa, thế nhưng ngay sau khi sách đã được in ra thì lại phát hiện ra sai xót nội dung. Cũng cả núi tiền để thực hiện ý tưởng của ngài Phó thủ tướng: phải đạt chỉ tiêu về số lượng tiến sĩ, quan điểm trọng tâm là một quốc gia mạnh có nghĩa là một quốc gia sở hữu nhiều tấm bằng cao cấp nhất. Họ nổi tiếng với từ "chỉ tiêu".

Tặng các bạn cuốn "Thế giới phẳng" nhé. Nếu các bạn không nghĩ rằng, chính các bạn phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ngoại ngữ, tính trung thực, niêm đam mê thì sớm có ngày các bạn sẽ phải ghánh lấy nỗi đau thôi. Bởi khi mà thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn đồng nghĩa với hai điều là (1) các bạn có nhiều thuận lợi để tạo dựng tính cạnh tranh bản thân mình, tức dễ dàng học tập, trao đổi kiến thức và (2) còn quan trọng hơn rằng, các cơ hội tốt cũng ngày càng kén chọn chủ nhân của mình hơn. Các bạn nên nhớ, tôi và bạn mới chính là trung tâm quốc gia vì thế mà không còn cách nào khác, chúng ta cùng quyết tâm nâng cao tính cạnh tranh của mình trước khi nghĩ đến những vấn đề lớn lao hơn...