Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Các bác, các chú đang làm gì đấy ???


Để cổ vũ cho câu nói " Rất nhiều người nước ngoài ngạc nhiên về giá cả sinh hoạt tại Việt Nam ngoại trừ hàng nông sản tại các vùng quê do nông dân trồng, bắt, nuôi..." của Alan Phan trên blog của mình, xin được đáp lại rằng " Rất nhiều, rất nhiều người dân Việt Nam không ngạc nhiên về giá cả sinh hoạt phải chi ra ngoại trừ những thứ họ trồng, bắt, nuôi được...Họ đang bị lừa gạt một cách trắng trợn bởi những cách thức vô cùng tinh vi nhưng lại có cùng một động cơ rất chủ động và hiệu quả"

Để bổ sung cho quan điểm trên đây, xin đưa ra một ví dụ điển hình mà hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam đang phải phơi sương ghánh chịu. Chuyện là, Đại học kinh tế tp. HCM là một trường công, thực hiện tài khóa sự nghiệp giáo dục, tức không được tự chủ. Năm 2009 cũng là năm đánh dấu bước ngoặt của trường, chương trình giáo dục theo tín chỉ được đưa vào thực hiện, theo đó học phí sẽ được xác định dựa trên số tiền trên mỗi tín chỉ. Chúng ta không biết được bằng cách nào mà họ tính ra giá bán mỗi tín chỉ đó và chắc chắn họ cũng sẽ không dạy các bạn đâu. Mỗi sinh viên thông thường sẽ phải nộp vào 75,000đ/tc để được tới trường. Mỗi môn chỉ có 2 hoặc 3 tc, như thế trung bình 187,500đ/môn. Nếu mỗi học kỳ có 7 môn và 2 kỳ mỗi năm thì học phí trung bình mỗi kỳ, năm tương ứng là 1,312,000đ, 2,625,000. Giả định sinh viên sẽ tốt nghiệp sau 4 năm mài đũng quần một cách êm thấm.

4 năm sau, 2012, giá bán mỗi tc là 140,000đ, tức tăng 1,86 lần hay 86%. Tính ra con số tăng trung bình hàng năm là 17%/năm. Vậy là hàng năm, doanh thu học phí cứ tăng 17% so với năm trước để (1) chất lượng giáo dục vẫn dậm chân tại chỗ là điều may mắn lắm, nhưng chắc chắn là nó đi xuống bới vì kiến thức kinh tế không những cơ bản về các học thuyết mà nó còn phải luôn được cập nhật, sáng tạo với bối cảnh hiện tại, (2) thư viện_nơi mà mỗi trường ĐH cần phải đầu tư đáng kể và nên tự hào vì nó, vẫn đang sử dụng những cuốn cũ kỹ, thậm chí có hàng loạt được xuất bản 1997, nghèo nàn về nội dung- chất lượng, (3) đầu tư cơ bản chẳng có chút gì mới mẻ đáng kể ra, (4) sinh viên vẫn chẳng có lợi ích gì các "hoạt động bổ ích, vươn mầm tri thức- tài năng- học thuật..." của trường, (5) không có bài nghiên cứu khoa học nào đáng kể.


Đáng kinh ngạc là so với chỉ số lạm phát, tốc độ tăng học phí cao hơn rất nhiều. Tính từ 2009 tới cuối 2012, lạm phát cả nước tăng trung bình 10%/năm, cao hơn 7% so với chí số học phí. Chúng ta phải thắc mắc là con số tăng học phí đó được dùng để tài trợ cho những khoản chi nào? 

Để thấy rõ hơn những khó khăn mà giới sinh viên đang phải đối mặt cần phải chỉ ra số tiền để tài trợ cho những đợt tăng lên đó từ đâu. Vì lý do không thể tiếp cận được với báo cáo thu chi ngân sách của trường nên không đưa ra được con số bao nhiêu % tổng thu đến từ tận thu sinh viên. Nhưng chắc chắn là không nhỏ và tựu chung lại cũng đều đến từ tiền của các hộ gia đình mà thôi. Bằng cách người dân nộp thuế và gửi tiền cho con mình, tiền được đổ vào ngân khố của trường đại học. Nhưng không may, phần lớn, hơn 90% sinh viên đến từ các hộ dân nông thôn, những hộ gia đình có nguồn thu phụ thuộc vào nông nghiệp, lương cố định... Trong khi, giới nhà giàu lại chọn cách du học cho con cái của mình  thay vì ở lại VN.

Khẳng định là không ai ở nông thôn mà không thấu hiểu cảnh khốn khó khi phải nuôi con học đại học...ngoại trừ những ai đang quyết định chuyện này. Và nếu có một cuộc bình chọn nào về quán quân tăng giá các bộ thuộc chính phủ thì có lẽ Bộ giáo dục và đào tạo không thể nào nằm ngoài Top 3 được !!!

Xin được đăng lại bài viết đưới đây cúa tác giả Minh Diện...

Hãy để cho dân cái lai quần (!?)
MINH DIỆN

Khi  Vương Đình Huệ đặt chân vào “nhà đỏ” rồi ngồi lên ghế Bộ trưởng Tài chính, ít người biết ông, vì trước đó ông làm trong ngành kiểm toán chả mấy khi xuất hiện trước công chúng. Chỉ đến khi Vương Đình Huệ  tuyên bố với nhóm doanh nghiệp xăng dầu: “Chúng tôi điều hành thị trường xăng dầu không vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, mà vì lợi ích chung của gần 90 triệu dân!” thì tiếng tăm ông mới nổi.
Bấy giờ, tương phản với một gương mặt ngây ngô như trẻ con, bộc lộ tính hiếu thắng, của Bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng, là một gương mặt điềm đạm, kín đáo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ. Nhiều bài báo ca ngợi, có bài đặc tả  tuổi thơ kém may mắn của Vương Đình Huệ, nhằm cắt nghĩa tính quyết đoán, và tố chất làm công bộc cho dân của ông. Những em học sinh ngây thơ, và cả  những vị giám đốc doanh nghiệp từng trải, đã viết thư ngỏ cho Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người coi ông là thần tương, kẻ hy vọng ông có thể cứu nguy cho doanh nghiệp! Người ta kháo nhau,  đây chính là gương mặt sáng giá trong hàng bộ trưởng nhiệm kỳ này.

Nhưng rồi giá xăng dầu tăng liên tục, Vương Đình Huệ vẫn cho là hợp tình, giá điện nhảy “Lam ba đa”,  vẫn cho là hợp lý,  và mới đây ông ra sức chứng minh rằng,  chính sách thuế của Việt Nam  "ưu viêt", là khoan sức dân, là làm cho nhà nước thất thu hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ, thì hình như ông đã quên lời tuyên bố vì lợi ích của  gần 90 triệu dân rồi!?

Thật tức cười khi Vương Đình Huệ lấy tỷ lệ thuế thu nhâp doanh nghiệp Việt Nam so sánh với tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ, rồi bảo rằng thuế Việt Nam nhẹ hơn thuế Mỹ!

Đã nhiều lần người ta lên tiếng cảnh tỉnh các chính khách nước nhà cẩn thận khi sử dụng phép so sánh, kẻo bia miệng tiếng đời, mà hình như các vị vẫn bỏ ngoài tai. Còn nhớ 51 năm trước, nhà thơ chính trị Tố Hữu huyênh hoang “trông Bắc, trông Nam trông cả địa cầu”  không đâu bằng Viêt Nam “Chào 61 đình cao muôn trượng!” làm người ta nhổ bọt. Cứ tưởng cái thời những gì của CNXH đều tốt, những gì của tư bản đều xấu, kém: “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ / Trăng Trung Quốc tròn hơn mặt trăng nước Mỹ” đã vĩnh viễn bị chôn vùi, thì mới đây bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan còn lại huyênh hoang hơn cả Tố Hữu rằng “chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản chủ nghĩa!”. Thời trước dối trá dễ vì bưng bít được thông tin, bây giờ cố tình bưng bít cũng không nổi!

Vì vậy khi Bộ trưởng Vương Đình Huệ so sánh thuế Việt Nam với thuế Mỹ, rồi thuộc cấp của ông là Thứ trưởng Vũ Thị Mai phụ họa “Thuế như vậy là khoan sức dân lắm rồi” thì mọi người ngán ngẩm bảo nhau: “Vương Đình Huệ cũng không hơn Đinh La Thăng!”

Nước Mỹ, dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập bình quân đầu người (GDP) vẫn đạt 47.094 đô la, trong khi Việt Nam đến năm 2014 may ra mới đạt 1.811 đô la. Phải chăng Vương Đình Huệ không biết sự chênh lệch một trời một vực ấy, hay ông cố tình lờ đi, chì so sánh một vế để lừa dân?

Ai cũng biết, khoan thư sức dân được phản ảnh bằng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quôc nội, tỷ lệ càng cao thì khoan thư sức dân càng thấp. Hiện tại, tỷ lệ đó ở Trung Quốc 17,3%, Thái Lan và Malaysia 15,5 %, Philipines 13%, Indonesia 12,1%, Mỹ 11% và Ấn Độ 7,8%, trong khi Việt Nam 28%.

Việt Nam đã và đang duy trì chính sách bảo hộ thuế, thuế chồng lên thuế, bắt doanh nghiệp và người dân phải gánh chịu tỷ lệ thuế trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước trong khu vực. Thuế cao cộng lãi suất ngân hàng ngất ngưởng, khiến các doanh nghiệp không còn nguồn lưc tích lũy đầu tư dẫn đến suy kiệt. Chỉ trong nửa đầu năm 2012 đã có hơn 200.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản và ngừng hoạt động, kéo theo gần một triệu người thất nghiệp. Bức tranh sỉn màu ấy phản ảnh trung thực chính sách tài chính Việt Nam: Thuế và phí bủa vây, bóp nghẹt mức thu nhập ngày càng teo tóp của người dân và doanh nghiệp, làm cho cuộc sống nghẹt thở.

Thử hỏi, trên thế giới có nơi nào nhiều loại phí như Việt Nam? Và ngược dòng lịch sử, khi thực dân Pháp đô hộ dân ta, có bao giờ thuế chồng thuế, phí chồng phí như bây giờ?

Hãy nhìn bản thống kê các loại phí giành cho phương tiện giao thông đường bộ, một phương tiện ảnh hưởng trực tiếp đến cái ăn, cái mặc của mỗi người dân, để thấy nó nặng nề và vô lý cỡ nào? Phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí xăng dầu, phí bình ổn giá xăng dầu, phí bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ, phí ô nhiễm môi trường. Nếu nay mai phí lưu hành và phí vào nội đô được áp dụng, sẽ là chín loại phí.

Nhưng nào đã hết nợ! Mỗi khi lưu thông trên mỗi cung đường, còn phải bỏ tiền đề vượt qua một cái barie của trạm thu phí BOT. Những trạm thu phí BOT nhan nhản trên các tuyến đường còn gập gềnh ổ gà, ổ trâu, mà mỗi trạm bán vé từ 10 đến 200.000 đồng tùy cung đoạn và phương tiện lưu thông. Muốn xe chạy nhanh hơn, êm hơn một chút trên đường cao tốc, thì giá đắt đỏ gấp ba lần. Ví dụ, chỉ vài chục cây số đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, phải bỏ ra 320.000 đồng mua vé.

Nhưng như thế vẫn chưa hết tội! Mỗi phương tiện lưu thông còn phải chi tiền mãi lộ cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, như một thứ luật bất thành văn, như một loại phí bắt buộc, được hạch toán vào giá thành sản phẩm.

Bây giờ lại mới phát sinh một thứ phí nữa, “ưu tiên” cho bà con nông dân, với cái tên mỹ miều là “ nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đó đóng góp xây dụng hệ thống giao thông liên thôn xóm, trường tiểu hoc, bệnh xá, nâng cấp di tích văn hóa. Trung ương khuyến khích địa phương làm bằng được. Các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể báo cáo với trung ương, rằng đó là kết quả của công tác vận động quần chúng, là người dân tự nguyện, là sự đồng thuận(!?) Sự thực đâu phải thế ! Có rất ít người tự nguyện, mà sự thật là người dân phải góp tiền, góp thóc theo tỷ lệ, bổ trên từng hộ, từng đầu người. Hãy thử về một vùng quê hỏi xem, người dân nào không chịu đóng góp vào những công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” ấy có sống nổi với chính quyền thôn xã?

Nước Mỹ, với chế độ tư bản chủ nghĩa, tất nhiên không “ưu việt” bằng chế độ xã hội chủ nghĩa như nước ta! Nhưng, người Mỹ ngoài mức thuế phải đóng theo luật, không phải đóng bất kỷ khoản phí vô lý nào. Và khi người dân đóng thuế thì nhà nước nước phài lo cho dân từ A tới Z. Trẻ con được ăn học từ nhỏ đến hết phổ thông trung học không mất tiền, không phải chạy trường chạy lớp, không phải học thêm, học kèm; phụ huynh không phải lo bồi dưỡng thầy cô, và nhà trường không có bất kỳ khoản phụ thu nào. Người lớn, không phân biệt công chức, tư chức hay thường dân, mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp, khi nghỉ hưu được lĩnh lương, mức thấp nhất cho một người mới có thẻ xanh, nghĩa là chưa chính thức làm công dân Mỹ, cũng được 400 đô la/tháng, bảo đảm được nhu cầu cân fthiết nhất trong cuộc sống. Người dân Mỹ đóng thuế là để bảo trì cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ, còn người dân Việt Nam đóng thuế, đóng phí để nuôi ai?

Ông Đinh La Thăng bào rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?) . Cái cách hô hoán theo thói quen của một anh cán bộ phong trào đó chỉ làm người ta thêm tức cười………..

Một bà má Nam Bộ, từng chỉ huy đội quân tóc dài thời kháng chiến đã nói với người viết bài này: “Tụi tao trước kia theo gương Út Tịch, còn cái lai quần cũng đánh giặc, để bây giờ tụi bay thu luôn cả cái lai quần của bà hay sao” (!?).

Với chính sách tân thu, triệt thu ngân sách hiện tai, không phải khoan cưu sức dân mà là “ khoan” thủng ruột dân.

Lời trăn trối của Trần Hưng Đạo với vua Trần Anh Tông, như còn văng vẳng: “ Nay lúc bình, thời phải khoan cưu sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, ấy là thượng sách để giữ nước!”

Người dân bình thường không có được lời cao ý sâu, như bậc Thánh nhân, chỉ khuyên Vương bộ trưởng một lời mộc mạc: Hãy để cho dân cái lai quần, nhỡ khi “bộ phận không nhỏ đe dọa sự an nguy của chế độ” người dân còn lo đánh giặc!



M.D


Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Lại chuyện "người" và "ta"

Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:

Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.

Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” [1]. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 [2]. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ.Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây:

1) Cuộc sống ở Nhật rất an toàn

Hồi còn đi học, tôi đọc sách thấy nói mô hình của xã hội giàu có thanh bình là thời vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu, tiền rơi ngoài đường không có ai thèm nhặt. Lúc đó, tôi đã tự hỏi không biết bao giờ và ở đâu mới lại có được một xã hội như vậy. Nhật bản là câu trả lời khẳng định cho tôi. Ở đây, nếu đi tàu mà bạn vô tình quên túi (trong đó có thể có tiền, máy ảnh, điện thoại di động v.v.) trên tàu, bạn chỉ cần báo cho nhân viên nhà ga. Sau đó họ sẽ gọi điện nhắn bạn đến nhận vì thông thường là họ sẽ tìm thấy đồ bạn để quên, do không có ai đụng đến nó cả. Một lần chúng tôi đi tàu ra sân bay, sau khi chúng tôi lên tàu rồi, trong lúc chờ tàu khởi hành, bỗng một nhân viên nhà ga xuất hiện, tay giơ cao một cái túi và nói to đủ để tất cả hành khách đều nghe thấy: “Cái túi này của ai đây?”. Vợ tôi giật mình nhận ra đó chính là túi của mình để quên trên ghế phòng đợi tàu, vội chạy tới nhận, chỉ vài giây trước khi tàu chuyển bánh. Một lần khác, vợ tôi đi chợ và đánh rơi ví. Trong ví có tiền, giấy căn cước, chìa khóa nhà, v.v. Hai hôm sau, người gác cửa báo xuống nhận. Người nhặt được ví và mang đến trả tận nơi là một sinh viên. Con trai tôi có lần đi chơi cũng đánh rơi ví trong đó có thẻ học sinh và chìa khoá vào nhà. Mấy hôm sau, những thứ cháu đánh rơi đã được ai đó tìm thấy và gửi đến địa chỉ nhà tôi mà không đề địa chỉ người gửi. Năm 1999, chúng tôi tổ chức một hội thảo quốc tế tại viện nghiên cứu vật lý hóa học Nhật bản (gọi tắt là viện RIKEN) – nơi tôi làm việc từ 1995 tới nay. Một nhà vật lý Italia, đại biểu hội nghị, trong khi đi chơi ở Tokyo, đã đánh rơi hộ chiếu của mình. Anh ta hết sức hốt hoảng vì chỉ sau hai ngày anh ta sẽ phải bay về nước. Chúng tôi nói anh cứ yên trí, gọi điện báo cho Đại sứ quán Italia rồi ngồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Đại sứ quán Italia gọi điện nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến Đại sứ quán, anh chỉ việc đến nhận lại hộ chiếu. Anh ta thốt lên: “Thật là không thể tin được!”. Anh đã lên đường về nước đúng như lịch trình.

Mặc dù đôi khi đọc báo hay xem TV, tôi cũng thấy tin nói về các vụ kẻ trộm đột nhập nhà ở, kẻ cướp cướp nhà băng, kẻ cắp móc túi người say rượu trên các chuyến tàu vắng khách về khuya nhưng tôi chưa hề bị hoặc chứng kiến bất cứ một vụ ăn cắp vặt nào ở nơi công cộng tại Nhật, kể cả trên những chuyến tàu chật cứng người vào giờ đi làm sáng sớm. Mới đến Nhật, người ta có thể lấy làm lạ là mọi người ra đường để đồ đạc của mình rất hớ hênh: ví tiền bỏ túi sau không cài, nhô cả ra ngoài, điện thoại di động nhét túi sau với cả một đám dây trang trí như mời gọi kẻ móc túi, vào tiệm ăn thì vứt túi lên ghế rồi bỏ đấy đi nhà vệ sinh mà không hề sợ là túi sẽ “bốc hơi” lúc mình vắng mặt. Sau khi đã sống ở Nhật một thời gian, người ta hiểu rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với những “sơ ý” đó vì xã hội ở đây rất an toàn. Hầu như không có ai động đến sở hữu của người khác. Đi chơi ban đêm mà bị trấn lột là chuyện khó xảy ra ở Tokyo.

Người Nhật không ồn ào, không nói chuyện oang oang hoặc gọi nhau í ới ngoài phố và tất nhiên là tôn trọng luật đi đường. Nếu họ chẳng may đụng phải nhau thì cả hai cùng cúi xuống xin lỗi nhau với một thái độ thực sự thành khẩn. Xe cộ rất nhiều nhưng hầu như không nghe thấy tiếng còi xe hơi. Nếu xe hơi hay xe máy quệt phải nhau thi họ cũng từ tốn dàn xếp hoặc chờ cảnh sát tới. Tôi có lần chứng kiến một xe hơi đi từ hẻm ra đường lớn, chẳng may đụng phải một thanh niên đang phóng xe máy phân khối lớn. May thay anh ta không việc gì vì nhảy vọt được ra khỏi xe như trong phim Holywood vậy. Chỉ có xe máy là bẹp. Người lái xe hơi chắc chắn là sai. Ngay cả khi đó, anh thanh niên, trông rất “ngầu” cũng không hề to tiếng. Cả hai bên để nguyên hiện trường chờ cảnh sát tới giải quyết.

2) Quan chức hành chính và cảnh sát thực sự là các đầy tớ của nhân dân

Điều 15 trong Hiến pháp của Nhật quy định “tất cả các quan chức và nhân viên hành chính là đầy tớ của toàn thể cộng đồng” [2].  Bộ máy hành chính của Nhật cũng khá cồng kềnh và mọi việc giấy tờ không phải khi nào cũng nhanh. Tuy nhiên, những quan chức và nhân viên hành chính bao giờ cũng cố gắng giải quyết công việc một cách tốt nhất cho dân với một thái độ rất lịch sự, niềm nở, kể cả khi “dân” là một cậu bé kém họ hai ba chục tuổi. Nếu không giải quyết được ngay ngày hôm đó thì họ bao giờ cũng hẹn chính xác ngày có  kết quả và không bao giờ sai hẹn. Họ hiểu rất rõ là họ làm việc để phục vụ nhân dân. Lương của họ là do dân đóng thuế mà có. Bất cứ người dân nào cũng có thể phát đơn kiện nếu họ phục vụ kém và họ sẽ bị thải hồi ngay. Bất lịch sự, cửa quyền, sai hẹn chứ chưa nói “ăn hối lộ”, là điều xa lạ đối với hệ thống hành chính cơ sở ở đây. Không bao giờ có hiện tượng nhân viên hành chính lại dám “lên lớp” cho người dân.

Con trai tôi có lần thốt lên: “Công an ở Nhật hiền thật, bố nhỉ!”. Đấy là sau cái lần cháu đi chơi đánh mất chìa khoá xe đạp. Vì lúc đó đã muộn, các hiệu chữa xe đạp đã nghỉ nên cháu phải bê xe đến đồn cảnh sát gần đấy cầu cứu các chú cảnh sát. Họ phải dùng kìm cộng lực cắt khóa để cháu đạp xe về nhà. Nói chung, tôi chưa gặp trường hợp nào cảnh sát giao thông chặn người xét hỏi vô cớ giữa đường huống hồ là hành hung người dân. Họ luôn từ tốn, lịch sự chỉ đường kỹ càng khi được hỏi vì các đồn cảnh sát thông thường là nơi người đi đường vào hỏi đường. Họ có đầy đủ bản đồ chi tiết của khu vực họ. Chuyện cảnh sát tìm cách chặn xe để phạt tiền là chuyện không có ở Nhật. Người lái xe bị phạt nếu họ thật sự phạm luật, gây tai nạn, v.v. Cảnh sát Nhật không được phép dùng vũ khí nóng (như súng) để uy hiếp dân chúng. Trong những cuộc dẹp rối loạn trật tự công cộng, họ chỉ được dùng quá lắm là gậy bằng gỗ.

3) Khách hàng thực sự là vua

Ở Nhật người bán hàng hết sức lễ phép và thực sự chiều chuộng khách hàng, cho dù khách hàng chỉ xem, không mua gì hoặc giá trị của thứ mua chỉ vài trăm yên (vài USD). Không bao giờ người bán hàng nhận xét, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng. Sau khi khách hàng mua, trả tiền xong, họ đều gói ghém hết sức cẩn thận trước khi trao hàng cho khách, sau đó chắp hai tay trước bụng cúi chào cung kính, mắt nhìn xuống. Nếu những người bán hàng đó đi mua hàng (đi chợ chẳng hạn), họ cũng là khách hàng như bạn và cũng được những người bán hàng khác phục vụ tử tế như vậy.

Ít lâu sau khi tôi vừa đến Nhật, một lần tôi ghé hiệu Yamano Music – một hiệu bán nhạc cụ nổi tiếng ở khu Ginza – Tokyo. Tại hiệu này có bán các đàn đại dương cầm Yamaha, Steinway, Bechstein giá hàng trăm ngàn US dollars. Nhưng thứ mà tôi mua chỉ là một miếng dạ đỏ để phủ phím đàn piano. Giá miếng dạ đó là 600 yen (khoảng 6 USD). Tôi gọi người bán hàng. Ông ta dạ ran chạy đến. Tôi lại không có tiền lẻ, nên tôi đưa ông ta 10,000 yen (khoảng 100 USD). Ông ta cúi người, hai tay đỡ lấy tờ tiền, nói: “Xin quý khách đợi cho một lát”, sau đó chạy nhanh vào phía trong. Một khoảnh khắc sau, ông ta quay lại, hai tay cầm một cái đĩa sứ nhỏ trên để miếng dạ đã được gói cẩn thận, hóa đơn thanh toán, tiền thừa. Rồi ông ta lại cung kính cúi mình hai tay nâng cái đĩa lên ngang mặt để tôi dễ lấy. Sau đó, ông ta lại cúi rạp xuống một lần nữa, miệng nói to: “Xin cảm tạ quý khách!”

Rất ấn tượng về điều này, tôi kể chuyện đó với một giáo sư Nhật. Ông ta nói: “Đấy là tiêu chuẩn phục vụ thông thường ở đây, nhất là tại các cửa hàng nổi tiếng như Yamano Music. Anh trả tiền và anh có quyền được hưởng sự phục vụ tốt nhất”. Sau này, tôi thấy đó là trình độ phục vụ rất chuyên nghiệp của xã hội Nhật bản, vượt xa tất cả các nước khác mà tôi đã đến (là Việt Nam quê hương tôi, Trung Hoa, Nga Xô, Ấn độ, Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Hy lạp, Tây Ban Nha, và Hoa kỳ).

Miếng dạ là thứ nhỏ. Bây giờ tôi kể đến thứ to hơn một chút. Cách đây vài năm, tôi mua một cái đàn đại dương cầm (grand piano) ghép kỹ thuật số gọi là GranTouch cuả hãng Yamaha, giá ngót nghét 6,000 USD (kể cả ghế ngồi). Sau khi đàn được vận chuyển đến nhà, tôi chơi vài hôm và phát hiện ra một trục trặc nhỏ là khi chơi một hợp âm nhiều nốt, độ vang của một hai nốt thỉnh thoảng bị cắt sớm hơn các nốt khác. Tôi gọi điện phàn nàn với cửa hàng. Sau vài hôm, hãng Yamaha cử chuyên gia tới nhà tôi dùng máy để kiểm tra vì hiện tượng này rất khó phát hiện và không phải lúc nào cũng xảy ra. Sau khi xác nhận là có trục trặc thật, họ vận chuyển một cái đàn khác, cũng mới tinh đến, để cạnh cái đàn kia để tôi chơi cả hai để so sánh. Sau một hồi đắn đo, tôi đã chọn cái đàn họ mới mang đến. Họ lại vui vẻ đem cái đàn kia đi. Mỗi lần vận chuyển như vậy, xe cần trục phải trục cả cái đàn to tướng lơ lửng qua bao-lơn nhà (balcony). Một tốp gồm ba người đàn ông lực lưỡng và một chuyên gia kỹ thuật cùng làm việc. Tôi không phải trả thêm bất cứ một yen nào. Thấy họ lao động vất vả, tôi mời họ uống nước giải khát. Họ lễ phép từ chối với lý do là họ đang làm công vụ.

Vợ tôi luôn cảm kích mỗi khi nhớ lại lần phải nằm bệnh viện nhà nuớc (công) ở Nhật. Tất cả mọi người – từ bác sỹ, y tá, hộ lý đến nhân viên phục vụ, quét dọn – đều rất lịch sự, dịu dàng, quan tâm chăm sóc như thể cả bệnh viện chỉ có mỗi một mình vợ tôi là bệnh nhân vậy khiến vợ tôi nói: “Mình thật sự cảm thấy mình là một con người với ý nghĩa đầy đủ của nó.” Máy móc ở bệnh viện đều rất tối tân. Phần lớn các bác sỹ nói được tiếng Anh. Một số bác sỹ trẻ nói tiếng Anh giỏi. Mấy người bạn Việt Nam khác ở đây, từng vào bệnh viện Nhật, cũng đồng ý với chúng tôi như vậy. Đến khi vợ tôi kể chuyện này với một người bạn Nhật, bà này chẳng tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả. Bà ta cho điều đó là tất nhiên. Bà ta bảo: “Người bệnh là người ốm yếu, đầy lo lắng ưu tư nên bác sỹ, y tá phải có nhiệm vụ làm dịu đi sự băn khoăn đó”. Nghe nói bệnh viện tư nhân phục vụ còn tốt hơn thế.

Chuyện phục vụ tốt trên mặt đất ở Nhật kể không hết. Phục vụ trên trời cũng “siêu” không kém. Ai đã bay Japan Air Lines (JAL) có thể dễ dàng nhận thấy điều đó. Các cô chiêu đãi viên của Nhật bao giờ cũng hết sức nhã nhặn, lịch sự, nói như rót mật vào tai. Có lần tôi đang ngồi trên một chuyến bay của JAL từ Tokyo sang châu Âu thì một con muỗi từ đâu đó xuất hiện vo ve trước mặt tôi. Tôi đành vỗ hai bàn tay đập chết con muỗi. Ngay lúc đó, một cô chiêu đãi viên xinh đẹp tình cờ đi ngang qua nhìn thấy. Cô ta lập tức cúi xuống, miệng mỉm cười, bàn tay trắng muốt xòe ra để … đỡ lấy cái xác con muỗi đem vứt đi.

4) Không ai xâm phạm quyền tự do biểu hiện

Điều 21 trong Hiến pháp cuả Nhật [2] đảm bảo hoàn toàn không có bất cứ một sự kiểm duyệt nào đối với quyền tự do biểu hiện của mỗi người dân. Vì vậy, ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm của bạn. Nếu có tranh chấp liên quan xảy ra thì cả hai phía: phía muốn kiểm duyệt và phía tác giả hoặc nhà xuất bản đều bình đẳng trước pháp luật tức là đều có quyền mời luật sư và giải quyết tranh chấp tại tòa án (Như vụ con gái một chính khách kiện một nhà xuất bản đã đăng vụ ly dị của cô ta lên báo gần đây). Tiêu chuẩn duy nhất để một bức tranh được treo tại triển lãm tập thể của một hội mỹ thuật nào đó, tại một địa điểm công cộng nào đó như bảo tàng mỹ thuật, gallery, v.v. là nghệ thuật thuần tuý và chỉ có nghệ thuật mà thôi. Tranh đẹp thì được treo. Tranh xấu (hoặc không đẹp bằng) thì bị loại. Tất nhiên đẹp hay xấu còn tuỳ thuộc vào thẩm mỹ của hội đồng nghệ thuật. Vì thế, để giảm tối thiểu sự thiên vị của một vài “ủy viên hội đồng nghệ thuật”, các hội mỹ thuật ở Nhật thường mời tất cả các hội viên (vài trăm người) cùng họp để chọn tranh, bằng cách giơ tay biểu quyết. Tranh nào được nhiều hội viên chọn thì được treo.

5) Hệ thống văn hoá giáo dục và các viện nghiên cứu:

Nhật bản là nước có tỷ lệ người biết đọc biết viết cao nhất thế giới, tới 99% dân số. Người Nhật kể cả tầng lớp lao động ít học cũng hành xử rất có văn hóa. Mọi người nói năng rất lịch sự. Không thấy ai nói tục chửi bậy ở nơi công cộng. Trên các phương tiện giao thông công cộng, ngoài phố, rất khó phân biệt người giàu người nghèo vì ai nấy đều ăn mặc đẹp đẽ, lịch sự như nhau tuy là không ai giống ai. Những người làm cho các công ty thường mặc “com-lê” đeo “cà-vạt”. Giới trẻ ăn mặc hiện đại, lố lăng hơn nhưng không hề có ai dám tỏ ý phê bình, chê bai chứ chưa nói là cấm đoán dù là với bất cứ lý do gì kể cả “thuần phong mỹ tục”. Ai cũng hiểu đó là quyền tự do cá nhân được hiến pháp tôn trọng tuyệt đối. Một số ít trường không cho phép học sinh trung học nhuộm tóc. Nhiều trường khác không hề ngăn cấm.  Có lần một thày giáo bị bố mẹ một học sinh kiện vì đã bắt con của họ gội sạch mái tóc nhuộm vì như vậy là vi phạm tự do thân thể của học sinh. Trừ một số người “vô gia cư” (homeless) sống thường trực tại công viên Ueno ở trung tâm Tokyo, ngoài phố hầu như không gặp người rách rưới hoặc người ăn xin. Trong quan hệ giao tiếp, người Nhật thường rất nhún nhường, ít khi nói về mình, về gia đình con cái mình. Đặc biệt họ không bao giờ khoe khoang, nhất là khoe giàu, khoe giỏi hơn người khác vì họ tránh hết sức lòng ghen tị [3]. Họ đánh giá cao tình hữu nghị lâu dài. Sau khi họ đã tin tưởng bạn, họ giúp đỡ bạn vô điều kiện.

Nói chung, học sinh Nhật rất tôn trọng thầy cô giáo và các học sinh lớp trên. Hệ thống tiểu học của Nhật khá nhẹ nhàng, học như chơi. Lên trung học thì bắt đầu căng hơn vì phải học để thi vào các trường cao học (cấp 3) tốt thì mới có cơ may thi được vào các trường đại học tốt. Tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng (như ĐHTH Tokyo, ĐHTH Waseda, v.v.) thì khả năng tìm được việc làm ở các công ty tốt sẽ lớn hơn. Vì thế, học sinh Nhật cũng “học thêm” ở các trung tâm luyện thi bên ngoài. Nhưng những thầy dạy ở các trung tâm “học thêm” đó tuyệt đối không được dạy tại các trường học chính quy. Hoàn toàn không có việc một thầy (cô) giáo sáng dạy chính khóa, chiều lại dạy “thêm” cho chính học sinh lớp mình. Giáo giới được xã hội rất tôn trọng và được trả lương khá cao, tăng lương định kỳ và được tiền thưởng hàng năm bằng 5 tháng lương. Lương một giáo viên độc thân 23 – 24 tuổi mới vào nghề là khoảng 3 triệu yen (27 ngàn USD) mỗi năm. Một giáo viên 40 tuổi có một vợ và 2 con hưởng lương khoảng 5.5 triệu yen (50 ngàn USD) mỗi năm, tương đương lương phó giáo sư đại học (không quá 35 tuổi) khoảng 5 triệu yên (45 ngàn USD) mỗi năm [4].

Sách vở, thiết bị phục vụ cho việc học ở Nhật rất đẹp, hiện đại và đầy đủ. Lớp học thường được trang bị các phương tiện nghe nhìn như TV, video, v.v. Đặc biệt các môn ngoại khóa rất đa dạng. Tất cả học sinh từ trung học trở lên đều tham gia hoạt động ngoại khóa tại các câu lạc bộ khác nhau (âm nhạc, hội họa, thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng chầy, tennis, badminton, bơi, judo, karate, aikido, kiếm thuật, bắn cung, v.v.). Tất cả đều được trang bị rất chuyên nghiệp và luyện tập hàng ngày (Người Nhật đã làm gì thì thích làm rất “chuyên nghiệp”, ít nhất là về trang bị dụng cụ.).

Khá nhiều trẻ con Nhật được bố mẹ cho học nhạc tuy không phải tất cả theo được đến cùng. Nhiều gia đình có đàn piano đứng (upright piano), thậm chí đàn grand piano (đại dương cầm). Hãng Yamaha có một mạng lưới dạy âm nhạc trên toàn nước Nhật. Các cô giáo đều tốt nghiệp đại học âm nhạc, tài nghệ cao, trình độ sư phạm rất giỏi và không bao giờ quát mắng học trò. Một cô giáo piano, khi giảng cho học sinh phải chơi không rung cổ tay, đã để một cục tẩy lên cổ tay mình rồi chạy ngón mà cục tẩy vẫn nằm trên cổ tay cô, không rơi xuống đất (!) Học sinh học piano đến giờ lên lớp bao giờ cũng được chơi đại dương cầm Yamaha. Nhiều người khi vào đại học đã học 10 -12 năm piano, sau đó lại tiếp tục học thêm, tuy không trở thành nhạc sỹ chuyên nghiệp. Vì thế, trình độ âm nhạc nghiệp dư của người Nhật khá cao. Các kinh điển của các nhà soạn nhạc cổ điển như Bach, Mozart, Beethoven, Mendelssohn, Chopin, Listz, các nhạc sỹ nghiệp dư này đều chơi như “cháo” cả. Ở Tokyo có nhiều phòng hoà nhạc cho các nhạc sỹ nghiệp dư biểu diễn không mất tiền hoặc phải trả rất ít tiền nhưng nhạc cụ bao giờ cũng là hạng đầu bảng như Steinway hoặc Yamaha concert grand piano. Tất nhiên, không phải xin phép bất cứ một cơ quan văn hoá nào để trình diễn ca nhạc. Mọi việc đều do ca sỹ, nhạc công và chủ phòng hòa nhạc quyết định.

Các viện nghiên cứu quốc gia lớn của Nhật thường giầu có hơn các trường đại học. Ví dụ là viện RIKEN đã nói ở trên. Đây là một viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Viện này có khoảng 5,500 người làm việc, trong đó chỉ có khoảng 700 nhân viên hành chính phục vụ các nhà nghiên cứu. Viện có 5 cơ sở đóng tại Wako (ngoại ô Tokyo), Tsukuba, Harima, Yokohama, và Kobe. Kinh phí nghiên cứu của viện hàng năm, chủ yếu do Nhà nước cấp, vào khoảng 80 – 85 tỷ yên (ngót ngét 800 triệu USD) tức là trung bình chi phí cho mỗi đầu người làm việc tại RIKEN là khoảng 150 ngàn USD mỗi năm [5].

Khối cán bộ hành chính của RIKEN làm việc đúng như “các đầy tớ của các nhà khoa học”. Ở đây không hề có chuyện phòng “Tổ chức cán bộ” hay vụ “Hợp tác quốc tế” “tác oai” các cán bộ nghiên cứu. Các nữ thư ký đều hiểu rất rõ vị trí và chức năng của mình. Một số người trong số họ cũng đã từng tu nghiệp ở Anh, Hoa Kỳ, nói tiếng Anh như người Anh, người Mỹ. Họ luôn luôn niềm nở, rất lịch sự, khiêm tốn và rất thành thạo trong công việc của mình. Mỗi lần tôi đi công tác nước ngoài (dự hội nghị quốc tế, hợp tác nghiên cứu), bất kể đó là Hoa kỳ, châu Âu, Trung quốc, hay Việt Nam v.v., tôi chỉ phải làm hai động tác. Đầu tiên là thông báo cho giám đốc của laboratory của tôi. Sau khi giám đốc đồng ý (thường là bằng miệng), tôi phải điền vào một trang A4 in sẵn hành trình, thời gian công tác của tôi, kèm theo một dự báo giá vé máy bay của hãng du lịch. Tất cả mọi việc còn lại là công việc của cô thư ký và bộ phận tài chính của viện. Họ sẽ tính tiền công tác phí chi cho tôi (gồm chi phí ăn, ở, đi lại) cộng với tiền vé máy bay. Sau đó, toàn bộ số tiền đó sẽ được viện tự động chuyển tới tài khoản cá nhân của tôi tại ngân hàng, trước khi tôi đi công tác. Sau khi đi công tác về, nếu có những khoản chi tiêu khác liên quan tới công việc, viện sẽ thanh toán nốt theo biên lai. Trong 9 năm trời làm việc ở RIKEN, tôi chưa bao giờ thấy họ chậm trễ trong việc chi trả đó. RIKEN quan niệm rằng việc một cán bộ khoa học của RIKEN được mời dự hội nghị quốc tế hoặc hợp tác quốc tế là một cơ hội để phát triển khoa học nói chung, đồng thời đem lại lợi ích, danh giá cho RIKEN nói riêng trong cộng đồng quốc tế. Quà cáp biếu xén sau khi đi công tác về là điều “bất ngờ”, không chờ đợi và không phải thông lệ ở đây, ngoại trừ đó là ý thích của cá nhân người đi công tác. Và cũng không phải vì thế mà người đó được đối xử tốt hơn hoặc tồi hơn so với người khác.

Đón sau:

Một xã hội cho dù có văn minh đến đâu cũng có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Bài này chỉ liệt kê một số mặt tốt của xã hội Nhật bản.

Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp 1. Tôi hỏi cháu: “Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?” Cháu trả lời: “Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.” Tôi nhớ lại câu chuyện không lấy gì làm vui của chính con trai mình. Cháu nói với tôi là cháu đã nói dối lần đầu tiên khi cháu học lớp 1 ở Hà Nội. Hôm đó, cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực để tay lên bàn”. Các bạn để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ của cô vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực nhưng không muốn ăn vụt nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!”. Cháu được cô tha. Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.
Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.

Tokyo, 12 tháng 8 năm 2004

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Bắt đầu một ngày làm việc mới với bài báo điện tử đầu tiên đọc được có tựa đề nửa tỷ đồng để có được một vị trí làm việc tại Ngân hàng, nơi không chỉ sinh viên tài chính-ngân hàng mong ước mà cả những người mới nghe qua về ngân hàng cũng sướng lên.

Những sinh viên năm cuối  ngành tài chính ngân hàng như chúng tôi đang bắt đầu loay hoay chuẩn bị thủ tục để có được nơi thực tập, một cuộc trải nghiệm mới. Và trong cảm nhận của tôi, mọi người đều đang chung cảm giác đó là sự lo âu, chút sợ hãi, hồi hộp, mất phương hướng. Sinh viên chuyên ngành chứng khoán buộc đặt mình vào những công ty chứng khoán, tất nhiên, và có thể tại ngân hàng, công ty quản lý quỹ hay những tổ chức tài chính tương đương. Tới đó sẽ được làm việc hay ít nhất chứng kiến mọi nghiệp vụ mà mình đã được học từ những bài giảng lý thuyết hay trong các cuốn sách cũ nát. Hầu hết mọi thứ đều rất lờ mờ, khó hình dung và chỉ khi nào được tận mắt chúng kiến thì họ mới biết thực tế và lý thuyết có khoảng cách thế nào. Sau đó, chúng tôi sẽ phải viết một bài thu hoạch về quá trình đi thực tập, chủ đề tự chọn miễn là về chuyên ngành của mình. Những ai may mắn hay có mối quan hệ, sau khi thực tập xong sẽ được nhận lại làm việc luôn. Tuy nhiên những người như thế lại rất ít ỏi trong bối cảnh thời nay.

Chúng tôi may mắn được nhà trường lo cho nơi thực tập, có lẽ họ có mối quan hệ tốt với các cty chứng khoán và số lượng sinh viên chứng khoán lại không nhiều. Tuy nhiên, một số người đã chủ động gõ cửa trực tiếp các công ty thay vì ngồi đợi và cũng có chút may mắn. Còn lại, như tôi chẳng hạn, ngồi đợi các chỉ tiêu bay đến và chắc chắn những nơi đó chẳng có mấy sáng sủa hay ít được đánh giá cao.

Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính châm ngòi từ cuối 2007 và đến nay, 2012 nó mới thực sự đi vào tâm bão, tàn phá mọi thứ mà nó liên quan một cách thương tiếc. Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi sống trong lòng khủng hoảng theo một cách có ý thức, nhưng không may lại đúng khi tôi bước ra ngưỡng cửa cuộc đời thực sự. Chúng tôi cũng có thể được coi là những nạn nhân đau khổ nhất vì bản chất đây là một cuộc khủng hoảng tài chính. Ở VN, cuộc tái cấu trúc đang bắt đầu đi vào giai đoạn mạnh mẽ hơn cũng có nghĩa những gì cần dọn dẹp, loại bỏ cũng xảy đến nhanh hơn và tàn nhẫn hơn, mọi gánh chịu đang rất gay gắt. Riêng lĩnh vực tài chính, các ngân hàng thì đang cố gắng giải quyết nợ xấu, gia tăng chất lượng để cạnh tranh, sân chơi đang ngày càng thu hẹp theo hướng tích cực thay vì cố gắng tăng trưởng còn các cty chứng khoán thì liên tục được nghe đến những chuyện như: cắt nghiệp vụ, cắt giảm nhân viên, xóa sổ cty, chuyển đổi cty, bị theo dõi đặc biệt, lỗ lã chồng chất...Thế nên chẳng có gì là sáng sủa cả.

Nếu như cách đây vài năm về trước, chỉ nghe đến chứng khoán thôi cũng đủ để hãnh diện về một tương lai thì giờ đây mọi thứ đã đảo ngược. Cứ ra trường là có việc làm ngay không cần phải khó khăn tìm kiếm, còn thực tập thì quá đỗi đơn giản. Lúc đó những người như chúng tôi được tung hô lên mây, thuộc lớp người tiến bộ có sự nghiệp khai sáng thì nay bỗng chốc trở thành chủ đề bàn tán về nỗi thất vọng, sự mệt mỏi. Chúng tôi đang phải trả giá cho những sai lầm, những hậu quả ? Tất nhiên, nhưng ai đã gây ra những sai lầm đó ? Chắc chắn câu trả lời sẽ thuộc về những ai đang có trách nhiệm với nền kinh tế này !

Trên thị trường, các giao dịch đều tỏ ra èo uột và mệt mỏi. Khi niềm tin đã mất đi nhiều thì việc lấy lại nó sẽ rất khó khăn và lâu dài. Mỗi ngày, tính cả hai sàn giao dịch cộng lại thì giá trị cũng chỉ xoay quanh mức ngàn tỷ, chẳng đáng là bao so với trước đây. Tương lai không xa, sẽ không còn có chuyện cả 100 cty chứng khoán phục vụ cho cái thị trường bé tẻo teo chỉ khoảng 35 tỷ USD chiếm chưa tới 30% GDP cả nước nữa. Sự sàng lọc là chắc chắn, theo hướng ít đi, chất lượng hơn và chỉ những ai có khả năng tồn tại thì may ra còn tiếp tục, nếu không cánh cửa đi ra quá rõ ràng cho bất kỳ ai.

Giờ đây, các ngân hàng đang gia tăng chất lượng nhằm hoàn thiện mình nên họ chỉ xem xét những ai có bảng điểm khá khá trở lên đã trước khi nghĩ tới chuyện khác. Riêng việc thực tập thôi, điểm số cũng được họ xếp vào trong những tiêu chí hàng đầu. Mặc dù điểm số nói nên không nhiều về khả năng của một người, nhưng dù sao có lẽ phần nhiều những ai có khả năng lại nằm trong số đó.Thế nên việc cạnh tranh vị trí tại các ngân hàng hầu hết là sân chơi độc quyền của những sinh viên được đào tạo bài bản về nghiệp vụ ngân hàng.

Mọi thứ đang thực sự trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây và so với những gì mà các quan chức hay biện hộ cho chính sách của mình trên báo đài, truyền thông. Từ Nam ra Bắc, tôi bắt gặp mọi thứ và đều có cảm nhận chung đó là sự ảm đạm rõ rệt. Mức thu nhập không theo kịp mức độ tăng giá, và khốn nạn thay, càng những gì được gọi là thiết yếu thì càng tăng nhanh. Ở nông thôn, từ thanh niên cho tới người già thất nghiệp nhan nhản và phải làm bạn với đồng ruộng còn thành thị họ lại cố bám trụ thay vì tự tin như trước kia.

Anh bạn tôi, một cử nhân chuyên ngành công nghệ mới tốt nghiệp cách đây ít tháng từ một trường đại học nổi tiếng tại Hà Nội đang phải chạy xe ôm hàng tối để có thêm thu nhập hàng ngày ngoài công việc chính rất phù phờ ra. Chi phí cuộc sống tại HN khá đắt đỏ, nơi mà cuộc sống rất chen chúc và khó thở. Cho nên sự đào thải diễn ra hàng ngày, thủ đoạn và toan tính có ở khắp nơi mọi ngõ ngách khiến cho đạo đức đối xử, đạo đức nghề nghiệp đang ngày càng bị bỏ rơi.

Đứng trước bối cảnh như hiện nay, trước mắt đều quá tù mù và thiếu phương hướng. Tôi tự hỏi, với tấm bằng như của mình liệu có đảm bảo được gì cho tương lai hay không ? Tôi thực sự không biết rằng, rồi chỉ nửa năm nữa thôi, ngày tốt nghiệp sẽ đến thì công việc, cuộc sống sẽ như thế nào ? Ở trường, chúng tôi được hỏi những gì mà các nhà làm giáo dục cho rằng cần phải học trong khi ra trường chúng tôi lại phải tiếp xúc với những thực tế khác biệt. Tôi không tin với tấm bằng của mình, một tương lai đang vẫy gọi mà tin vào cái được gọi là khả năng thực thụ hơn cùng với các mối quan hệ, sự may mắn.

Chứng khoán ư? Chắc chắn rồi nó sẽ lại phát triển thôi, vấn đề là bạn có đủ niềm tin và sự nhẫn nại với nó hay không ? Như một câu nói đã đi vào nổi tiếng: “Trong dài hạn, tin tức từ thị trường chứng khoán sẽ là tin tốt. Trong thế kỷ 20, nước Mỹ đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới cùng những cuộc xung đột quân sự tốn kém; Đại suy thoái, hàng chục cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính; những cú sốc dầu lửa; dịch cúm; và vụ từ chức của một vị tổng thống. Nhưng chỉ số Dow vẫn tăng từ 66 điểm lên 11.497 điểm” Vậy thì chúng ta còn nghi ngờ gì nữa ???

Nhưng điều làm tôi tin chắc nhất đó là hãy luôn luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt và tự tin với nó. Nhất định sau cơn mưa trời sẽ sáng lại...Và như một câu nói trong một bộ phim về Abraham Lincoln rằng: "Time waits for no man"


Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Thế hệ của tôi – một thế hệ vứt đi


Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu.

Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v. Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: “Ồ, lạ quá, đẹp quá”. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời.

Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong.

Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành”? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ.

Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi tổ quốc nghẹn ngào nhìn “người lạ” lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát?

Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt–gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ. Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên bị mất.

Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi.

Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau: “Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao, bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi! Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng:

– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị tàu lạ đánh, có nói gì, làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại.
– Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt.
– Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ.
– Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá.
– Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ.
– Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu.
– Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia.
– Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan
– Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla,…

Tôi biết chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn, nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong.

Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.


http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/the-he-cua-toi-mot-the-he-vut-di.html

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

The Economist – Con hổ sa lưới (A tiger at bay)

Với triển vọng ít ỏi về một cuộc cải cách có ý nghĩa, nền kinh tế có thể còn nguy ngập hơnĐối với một giới lãnh đạo Cộng sản từng tự hào mang lại ổn định chính trị và kinh tế cho đối tượng 90 triệu dân của mình, chắc chắn vài tuần qua tại Việt Nam giống như một cơn ác mộng. Đã có nhiều hiện tượng rút tiền khỏi ngân hàng, các giám đốc điều hành bỏ trốn, bị bắt giữ và các cơn hoảng loạn tín dụng vốn chưa từng xảy ra ở đất nước này trong bao nhiêu năm trời. Không khí ngày 7 tháng 9 là một cơn sốt đến nỗi phó thống đốc ngân hàng trung ương phải vội vàng phủ nhận tin đồn là chính phủ vừa yêu cầu IMF đứng ra bảo lãnh giải cứu nền kinh tế.




Chỉ một sự hiện diện của đội ngũ IMF tại thủ đô Hà Nội, dường như đã gây nên cơn rúng động mới nhất. Tuy nhiên, sự khó chịu thực sự chỉ bắt đầu gần đây qua việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên vào ngày 20 Tháng Tám, một doanh nhân sáng chói, người sáng lập Ngân hàng cổ phần Thương mại Châu Á (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất của đất nước.

Dù rời khỏi hội đồng quản trị của ACB từ năm ngoái, việc bắt giữ ông Kiên vì những quy kết mơ hồ vì “kinh doanh bất hợp pháp” đủ để bắt đầu một cuộc tháo rút tiền ra khỏi ngân hàng và một cơn sụt giảm tại thị trường chứng khoán ở TP Hồ Chí Minh ( nơi ngập ngừng gợi nhớ đến người Mác Xít vĩ đại có thể từng nghĩ đến việc đặt tên mình ở đó). Niềm tin tiếp tục bị suy yếu khi giám đốc điều hành ACB bị bắt vì các cáo buộc “sai phạm về kinh tế”. Toàn thể bộ phim nhắc nhở các nhà đầu tư rằng sau nhiều năm quản lý cẩu thả và cho vay tứ tán, các ngân hàng Việt Nam đang trong tình trạng thảm khốc, và tham nhũng cùng lãng phí đang tràn ngập nền kinh tế.

Những việc này chẳng bao giờ là một điều khó hiểu, nhưng trong những năm bùng nổ giữa thập kỷ trước, khi nền kinh tế đang tăng trưởng 8% một năm và đầu tư nước ngoài được tuôn vào, không một ai nghĩ đến. Bây giờ, khó khăn lan rộng với tăng trưởng chậm lại, các khoản nợ kinh doanh khổng lồ và sự cạnh tranh hơn từ những nơi như Cambodia, Indonesia và Myanmar. Hai tháng trước, việc ngân hàng trung ương thừa nhận các khoản nợ xấu đã lên đến 10% của tất cả các khoản vay ngân hàng, tăng gấp đôi mức độ từng thừa nhận trước đây cũng chả giúp cho tình hình khá hơn. Con số thực tế có thể là hai hoặc ba lần.

Bế tắc ở Hà Nội

Và do đó, niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt từ các nhà đầu tư phương Tây đang đổ nhào. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, ở mức 8 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm nay, thấp hơn 1/3 so với một năm trước đó. Trong đó, Nhật Bản chiếm hoàn toàn một nửa.

Cố gắng nhìn vào khía cạnh tươi sáng của sự việc, một số doanh nghiệp địa phương đã hoan nghênh các ngân hàng trung ương vì tối thiểu đã dám thừa nhận các số liệu ảm đạm – vốn không bao giờ được chấp nhận trong quá khứ. Tương tự, họ nói rằng việc bắt giữ ông Kiên cho thấy một quyết tâm mới của chính phủ để trấn áp những sự thái quá.

Thật vậy, các vụ bắt giữ các nhân vật nổi tiếng và sa thải khác đã diễn ra trong năm nay. Chín giám đốc điều hành Vinashin, một công ty đóng tàu và là một trong các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất, thống trị nền kinh tế, bị bỏ tù đến 20 năm sau sự việc công ty gần sụp đổ dưới 4,5 tỷ USD nợ. Người đứng đầu một doanh nghiệp khổng lồ, Điện lực Việt Nam, đã bị sa thải sau khi công ty này bị lỗ hơn 1 tỷ USD năm ngoái.

Tháng này công an đã bắt giữ viên cựu lãnh đạo hãng tàu quốc gia từng bỏ trốn từ tháng ba sau một cuộc điều tra về tham nhũng tại công ty. Trong bối cảnh này, một nhà đầu tư dài hại người nước ngoài ở trong nước cho rằng việc bắt giữ ông Kiên là “tích cực và cần thiết”, là dấu hiệu cho thấy một động lực chống tham nhũng đang được tăng tốc.

Những nhà phân tích tình hình khác hoài nghi hơn, lập luận rằng các vụ bắt giữ vì động cơ chống tham nhũng thì ít mà đa phần là hậu quả của một cuộc chiến dành quyền lực ở thượng tầng Đảng Cộng sản, đặc biệt là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Trương Tấn Sang. Các giám đốc điều hành Vinashin và Nguyễn Đức Kiên từng là những người đồng minh thân cận với thủ tướng, và sự sụp đổ của họ sẽ làm suy giảm vị thế của ông.

Những gì hơn thế nữa là, Nguyễn Quang A, một kinh tế gia độc lập đã lập luận, ngay cả nếu những vụ bắt giữ này thực sự báo trước một chiến dịch phối hợp để loại bỏ những ông chủ nhũng lạm, cũng khó có thể làm trầy xước được lớp bề mặt của các khó khăn kinh tế đã bám chặt rể của đất nước. Chốn ưu tiền của các doanh nghiệp nhà nước – nắm giữ hai phần năm sản lượng của đất nước – chủ yếu chịu trách nhiệm cho tất cả các vụ ăn hối lộ, phân bố nguồn lực sai lầm và chi tiêu điên dại vốn đã kéo Việt Nam đi xuống.

Các giám đốc điều hành nước ngoài nói rằng làm ăn ở đất nước này là một cơn ác mộng. Không chỉ tống một vài người vào tù, ông A nói, mà toàn bộ hệ thống cần phải thay đổi.

Tương tự Trung Quốc, những người Cộng sản bám vào các doanh nghiệp nhà nước như một phương tiện để giữ kiểm soát chính trị đối với kinh tế. Tuy điều ấy có nghĩa là kết nối chính trị nhưng các nhà quản lý không đủ năng lực đã được phép xây dựng những đế chế sắc màu rực rỡ – thường bao gồm các công ty taxi, ngân hàng, khách sạn và nhiều loại khác – vốn không có ý nghĩa kinh doanh là bao. Cách làm ăn như thế chỉ giúp một ít chủ nhân giàu có thêm nhưng chồng chất các khoản ợ khổng lồ lên các doanh nghiệp nhà nước , để cuối cùng, chính phủ phải chịu trách nhiệm.

Đảng Cộng sản cho thấy không có dấu hiệu cắt giảm những hoang phí nơi các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ mới năm ngoái, họ lặp đi lặp lại cam kết mạnh mẽ của mình rằng đảng phải tiếp tục đóng “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế. Hiện nay, nếu có điều gì quyết tâm hơn để kiểm soát chính trị thì chính là việc các cơ quan chức năng đã tích cực một cách bất tưòng trong việc đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người kêu gọi dân chủ hơn. Cụ thể là, những người viết blog bị săn lùng, bị kết án tù nặng nề vì “tuyên truyền chống nhà nước”.

Điều ấy thật khó có thể cho thấy là hành vi của một chính phủ muốn cải tổ hệ thống.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Giá trị kinh tế của quan chức…

 Xin đăng lại bài viết " Giá trị kinh tế của quan chức..." của TS. Alan Phan trên blog của ông. Đây quả thực là một chủ để tuyệt vời được Alan tóm tắt và đánh giá rất hay. Xin cảm ơn TS

Ai đã học MBA chắc nhớ câu chuyện khôi hài này. Một ông vào tiệm nuôi thú hỏi mua một con vẹt biết nói làm quà cho vợ (chắc ông nghĩ có nó thì vợ mình sẽ im bớt chăng? đàn ông lúc nào cũng ngu?). Cô bán hàng nói giá 1 ngàn đô cho con này. “Ồ, sao đắt thế” “Nó biết hát nữa cơ” Cô ra dấu và con vẹt ca ngay bài “năm anh em trên 1 chiếc xe tăng”. Ông khách khoái lắm, nhưng hỏi thêm “Còn con này?” “Nó đến 2 ngàn đô, vì ngoài hát, nó còn biết đi diễn hành, nhẩy múa và thuộc lòng 20 bài diễn văn quan trọng của XHCN” Ông khách chỉ vào con thứ ba. Cô bán hàng,” Bác trả nổi không? 4 ngàn đô đấy.” “Nó biết làm gì?” “ Không biết làm gì cả. Nhưng 2 con kia gọi nó là – Đồng chí lãnh đạo -”.

Đóng góp của nghề làm quan

Sau bài viết về máu làm quan của thế hệ 9X, tôi nhận khá nhiều phản hồi. Một bạn đọc ấm ức là nghề làm quan cũng là một đóng góp cao quý cho xã hội và nhiều ông quan cũng rất tốt và liêm chính. Ông bạn này hiểu lầm tôi rồi. Chăc chắn không có nghề nào xấu và tôi đã từng gặp nhiều người quân tử hành nghề đạo chích. Vì đây là góc nhìn về kinh tế, nên tôi xin được bỏ qua chuyện đạo đức và chánh trị, mà chỉ xin phân tích khía cạnh giá trị đóng góp thực sự của các quan chức trong quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Đây mới thực sự là tài sản và thu nhập chính yếu làm “dân giàu nước mạnh”; không phải là các số liệu thống kê mơ hồ như GDP, CPI hay “chỉ số hạnh phúc”.

Trước hết, ở các nước theo kinh tế thị trường, phần lớn công chức được coi như trọng tài. Nhiệm vụ của họ là đặt ra luật lệ của sân chơi và theo dõi giám sát không cho cầu thủ nào phạm luật. Vì vậy, trong 22 vận dộng viên của trận bóng đá, chúng ta có 3 trọng tài. Trong vận hành nền kinh tế quốc gia, công chức Mỹ không được phép liên quan đến việc kinh doanh, vì mọi lạm dụng quyền lực sẽ gây bất công trên thị trường. Tóm lại, sự đóng góp của lãnh vực công trong quy trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ gần như không có. Tuy nhiên,  mọi tiêu xài của chánh phủ qua tiền thuế hay nợ công đều được tính vào GDP tạo cảm giác là chánh phủ cũng góp phần tạo dựng tài sản quốc gia. Đây là một huyền thoại.

Ở các nước có những “định hướng” lạ lùng khác, đôi khi trọng tài lại nhiều hơn cầu thủ, gây rối rắm cho cuộc chơi. Câu nói “vừa đá bóng vừa thổi còi” là một hiện tượng dễ thương ở các xứ này. Vì có quyền lực, nên luật lệ sân chơi cũng thiên về các “trọng tài-cầu thủ” này, còn gọi là các nhóm lợi ích. Họ độc chiếm các vị trí cốt lõi và dĩ nhiên, luôn luôn thắng giải đấu, dù có chơi dở hay ngay cả khi không thèm chơi.

Nghề làm quan đang ở chu kỳ thịnh vượng

Trên thế giới, nghề làm quan là một nghề có tốc độ tăng trưởng tốt. Ngay cả nuớc Mỹ, một nước mà người dân thường khinh rẻ chính trị gia và quan chức, nghề này cũng đã phát triển mạnh mẽ. Khi tôi qua Mỹ học vào 1963, các chánh phủ liên bang, tiểu bang, làng xã…tiêu xài khoảng 18% của GDP. Hiện nay, con số đã gia tốc đến 40 phần trăm, tổng cộng 5 ngàn 800 tỷ đô la mỗi năm. Số công chức ngày xưa tổng cộng khoảng 8 triệu người nay đã lên đến 22 triệu. Trong khi cả nước Mỹ suy thoái kinh tế vì giá bất động sản vỡ tung, nhà cửa các quận ngoại ô quanh thủ đô Washington DC lại tăng giá chóng mặt vì số lượng quan chức dưới triều đình Obama gia tăng ngùn ngụt. Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở Washington DC mà còn phổ thông ở khắp nơi trên mọi thủ đô của thế giới. Roma, Paris, Moscow, Beijing, Tokyo…

Trong khi đó, theo thống kê chính thức, Việt Nam có tổng cộng khoảng 2 triệu công chức, chưa kể quân đội và các lực lượng an ninh (thêm 1 triệu người). Nếu tính đổ đồng, chánh phủ tiêu xài khoảng 34% của GDP, một con số khá lớn so với các quốc gia láng giềng như Singapore (19%) và Thái Lan (18%).

Các con số trên không bao gồm số công chức trong hàng ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo một thống kê không chi tiết lắm của các chuyên gia chánh phủ, DNNN sử dụng 52% vốn của quốc gia, nhưng chỉ đóng góp 24% GDP. Nói kiểu nhà quê là năng suất họ khoảng 50% nhân viên làm ở lĩnh vực tư, hay 2 người làm việc của 1 người, hay 1 người ăn lương lậu gấp đôi một người cùng làm một công việc.

Sản xuất cần lãnh đạo?

Do đó, nếu gộp chung mọi con số với nhau thì ở Việt Nam có 21 triệu nhân công và doanh nhân phải làm việc để đóng thuế và lãnh nợ cho 3 triệu quan chức ngồi “lãnh đạo”. Dĩ nhiên là chúng ta cần lãnh đạo để đất nước được thăng hoa và ổn định; nhưng theo kinh nghiệm của mấy ngàn năm lịch sử, càng nhiều lãnh đạo thì người dân càng nghèo. Một đứa trẻ lên 3 cũng hiểu rằng cả gia đình chỉ “sản xuất” được 5 bát cơm, mà tới 10 miệng ăn thì có đứa phải đói. Gặp cha mẹ tham lam, ăn luôn phần con cháu thì các em chỉ từ bị thương đến chết yểu.

Đức Phật nói “tham, sân, si” là cội rễ của mọi đau khổ của thế nhân. Tôi nghĩ căn tính “làm quan” là một tổng hợp của các cội rễ này, do đó, là một bệnh tâm thần khá nặng của con người. Sự say mê danh vọng, hào quang, thành tích, sĩ diện, làm cha mẹ dân, để tiếng cho lịch sử, làm thánh sống (hay chết), ăn trên ngồi trước…đã gây nên bao đại họa cho bao triệu sinh linh trong quá khứ qua những bài học mà lịch sử không hề che dấu.

Thậm chí, cả trăm ngàn người dân của thành Troy và của quân Hy Lạp đã hy sinh về nước Chúa sớm vì chàng hoàng tử Trojan mê say bà vợ của vị vua láng giềng. Sau khi cả hai đã chạy theo tiếng sét ái tình, vị vua “vĩ đại” mất sĩ diện nên đem hơn 120 ngàn quân trên 1,100 chiến thuyền để tiêu diệt Troy.

Cho nên khi tôi nghe ngài Tập Cận Bình qua đây để lập Viện Khổng Tử đề xướng lại chủ nghĩa “quân, sư, phụ” (ủa, chuyện XHCN của Trung Quốc đi đến đâu rồi?) tôi nghe khiếp vía cho dân Tàu và các nô lệ. Dĩ nhiên, đạo Khổng phức tạp nhiều, nhưng ông Tập và các lãnh tụ chỉ muốn thần dân nhớ một điều: vua bảo dân chết thì dân phải chết để báo trung. Các phim TV của Tàu chiếu đi chiếu lại đề tài này. Một đệ tử của Tàu, lãnh tụ Kim Jong Il đã từng dọa đánh Hàn Quốc vì bọn này dám cứu sống một bà diễn viên mà ngài Kim mê say và sai thuộc hạ bắt cóc đem về Bắc Triều Tiên. Không biết cậu bé 28 tuổi con của ngài Kim hiện mê say món gì?

Một con ong nuôi 20 con ruồi

Nói chung, giá trị kinh tế của quan chức thì không nhiều; nhưng ảnh hưởng của nó trên phương diện xã hội thì vô cùng to lớn.

Trong 3 thập niên vừa qua, không hiểu sao dân số ong tại Bắc Mỹ bị giảm hơn phân nửa, gây thiệt hại nặng cho kỹ nghệ mật ong và môi trường sinh thái của hoa trái. Dr. John Hafernik tình cờ tìm ra nguyên nhân là một loại ruồi ký sinh trùng xâm nhập và đẻ trứng vào cổ các con ong. Một con ruồi li ti có thể sinh ra khoảng vài chục con và dùng thân thể ong làm thực phẩm để sinh sống, ngay cả khi con ong đã chết. Ruồi cũng chết theo nhưng chỉ sau khi phân hủy hoàn toàn thân xác ong.

Tôi nghĩ đến các xã hội với những thành phần ký sinh trùng đang bám chặt như bầy đĩa đói. Có hơi chua xót là những người tạo dựng tài sản thực sự cho quốc gia lại chết trước những kẻ ăn không ngồi rồi.

http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/gia-tri-kinh-te-cua-quan-chuc-28012012.html

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Tập viết



EURO 2012 đã qua đi với danh hiệu vô địch thuộc về người Tây Ban Nha, xin chúc mừng các bạn, nhưng liệu rằng các bạn có đủ tự tin để vượt qua những khó khăn nội tại của mình không ? Định mệnh đã dẫn dắt người Ý và Tây Ban Nha gặp nhau trong trận chung kết_hai quốc gia đang rất khốn khó với nền kinh tế u ám của mình. Bên họ đang tranh luận về quan điểm giải quyết khủng hoảng như thế nào. Rằng nên kích cầu, tăng chi tiêu để gia tăng tiêu dùng tạo thanh khoản cho nền kinh tế theo quan điểm Keynes hay thực hiện chính sách bảo thủ kiểu trường phái cổ điển với trọng tâm là tiết kiệm, đứng đầu quan điểm này là nữ thủ tướng Đức Merkel và những đồng sự của mình. Cũng dễ dàng thông cảm cho người Đức bởi luận điểm của họ là (1) không thể đem tiền thuế của người dân nước mình ra để đảm bảo cho những hành dộng hoang phí nước bạn trong quá khứ và (2) mấu chốt của  sự giàu có là tiết kiệm là nguyên tắc trước tiên. Thế nhưng rắc rối ở chỗ, chúng ta không thể kéo nền kinnh tế ủ rũ đi lên nếu như không đá đít một con chó đang nằm im. Hay nói cách khác, để những thanh niên hứng thú hơn với bản năng tình dục của mình thì bạn nên cho họ xem các bộ phim hay tạp chí khiêu dâm, khi đó nhất định họ sẽ bỏ tiền ra để chi tiêu thôi.

Nước Mỹ cũng chẳng có mấy điều lấy làm lạc quan, khi mà họ cứ liên tục viện dẫn về các gói QE nhằm bơm tiền ra cứu nền kinh tế để thúc đẩy chi tiêu của người dân. Nhưng rất khó để chúng ta tin vào một viễn cảnh tích cực nếu không có những cải cách hợp lý từ ngay trong quan điểm chính trị của các ông Nghị và nhà Trắng. Dẫn chứng rất rõ ràng đó là thị trường nhà đất, doanh số bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ngổn ngang.

Trung Quốc to xác thì sao? Những khó khăn họ đang gặp phải là chắc chắn bởi cơ cấu tăng trưởng của họ phụ thuộc rất nhiều vào (1) tổng đầu tư, và (2) xuất khẩu. Khi mà châu Âu và Mỹ đang phải giải quyết những rắc rối của mình thì xuất khẩu của TQ cũng theo đó mà đi xuống. Giờ là lúc họ đang phải cơ cấu lại nền kinh tế của mình, gia tăng tính cạnh tranh trong sản phẩm bằng cách nâng cao chất lượng và chuyển dịch hướng tăng trưởng nhiều hơn nữa dựa vào chi tiêu nội địa. Thêm nữa, mặc dù là nước đông dân nhất thế giới nhưng "hương vị" này không dễ gì được hưởng bởi các chính sách rất "Trung Quốc" và một nền văn hóa cũng rất "Trung Quốc" của giới cầm quyền. Dù sao thì các quốc gia trên thế giới vốn vẫn và sẽ canh chừng gã này thôi, kẻ có tham vọng thôn tính trên diện rộng. Thậm chí gần đây, liên quan tới hai tập đoàn viễn thông của Trung Quốc, thông qua các sản phẩm công nghệ của mình tới các nước trên thế giới, họ đã có thể kiểm soát được khoảng 80% thông tin của thế giới. Tin buồn là, tác giả nguồn tin này cho biết, chưa có bằng chứng nào cho thấy họ không có ý định kiểm soát nốt 20% còn lại.

Trong khi đó, người Nhật vẫn chưa thể nào giải quyết được căn bệnh kinh niên của mình_tăng trưởng u tối. Hai năm qua ghi nhận các hãng công nghệ nổi tiếng Nhật bản như : Panasonic, Sony, Sharp, Toshiba, Canon...đang rất chật vật với các khoản thua lỗ, trong đó đáng chú ý nhất là Panasonic. Các hãng xe hơi cũng trong tình trạng không mấy tự tin, bị cạnh tranh rất mạnh từ xe hơi Đức-Mỹ và loại giá rẻ của Trung Quốc khi mà người dân thế giới đang có xu hướng giảm chi tiêu.

Bài viết "Kinh tế toàn cầu và Việt Nam đầu năm 2012" của TS. Phạm Đỗ Chí trên http://www.gocnhinalan.com mô tả khá đầy đủ tình hình chung của thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, cũng nên đón đọc các bài viết liên quan để hiểu hơn về nước nhà.

Việt Nam thì sao? Chúng ta cùng thống nhất rằng nền kinh tế đang rất khó khăn bởi (1) những yếu tố bên ngoài đã nêu ở trên dẫn đến budget của người dân thế giới dành cho chi tiêu và đầu tư ra ngoài biên giới ít đi, và (2) những yếu tố nội tại trong nước yếu kém, dễ đổ vỡ. Đã có rất nhiều bài phân tích trên các mặt báo bàn về chủ đề sôi nổi này, hơn nữa những rắc rối thì quá nhiều để tâm sự nhưng dù sao tôi cũng nên nhiều chuyện một chút để tăng thêm gia vị cay cay.

Thế quái nào mà chúng ta lại có thể dễ dàng tin vào con đường lấy các tập đoàn nhà nước là chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế ? Thông qua đó để tăng đầu tư và chi tiêu nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bỏ qua những cảm tưởng về nền chính trị, bản thân tôi thiết nghĩ chuyện này gắn với quốc gia mình quả đúng là không khôn ngoan chút nào. Thay vì tập trung vào công việc như bản chất đã định sẵn của mình, nhà nước lại thích làm kinh tế hơn. Cũng giống như các quý ông tuổi 30 thích tập trung vào sex hơn là quyết tâm làm giàu  !

Một Quốc hội "ngủ gật" vì được chúc quá nhiều whisky đang bắt đầu tỉnh lại đôi chút khi mà các ý đồ của chủ bữa tiệc đã được thực hiện. Những tay mơ lại không thể phát hiện ra một núi rắc rối về nạn tham nhũng, nạn gia đình, thuế má, kinh tế bất ổn, các tiểu xảo bọn ngoại quốc..., cũng không thể thay mặt người dân để giải quyết những tâm tư của mình như đất đai, nhà cửa, chi phí đời sống, giáo dục... Sau khi hàng loạt phi vụ xuất phát từ chính phủ làm thất thoát tiền của nước nhà thì giờ đây họ đang bắt đầu tranh luận dựa vào những hiểu biết đã được học của mình từ lúc còn là sinh viên du học: Đất đai nên trao quyền sử dụng cho dân thế nào đây khi mà chính quyền quá dễ dàng động chạm, sử lý thế nào đối với những thành viên chính phủ vô đạo đức và tài năng dốt hiếm có khi mà họ lại rất "danh gia vọng tộc"...

Một Quốc hội yếu quyền không thể làm gì nổi đối với những hành vi giết người hàng loạt. Nói tóm lại, mặc dù rất thông cảm với các Nghị nhưng cũng không thể nào dễ dàng tha thứ cho mấy gã thèm rượu được. Thay vào đó nên lắng nghe một số Nghị sĩ có tầm với những quan điểm sắc bén của mình.

Sẽ có hơn nửa triệu học sinh bước vào kỳ thi đại học ngày hôm nay, cạnh tranh nhau thông qua các phép tính toán đã được ôn luyện rất chỉnh chu để bước vào giảng đường đại học_nơi mà họ đều tin rằng đây là nơi tốt nhất để có một nền kiến thức vững chắc cũng như bước đệm tuyệt vời để có được một công việc trong tương lai. Bộ giáo dục và những cộng sự dưới quyền của mình đang tỏ ra rất hào hứng và cảm thấy mình là những người rất quan trọng đối với chủ trương "hiền tài là nguyên khí quốc gia". Thương thay cho hơn nửa triệu học sinh trẻ tài năng này, họ đang bị lừa gạt quá mức. Thế nên bao năm qua nền khoa học của chúng ta vẫn cứ dẫm chân tại chỗ nếu không muốn nói là tụt hậu. Bản thân là một sinh viên ngông cuồng, tôi hoàn toàn hiểu được những vấn nạn nền giáo dục nước nhà đang gặp phải. Tôi hoàn toàn đồng quan điểm cho rằng ngay lập tức chảm nửa số giảng viên yếu kém và lấy số tiền lương đó tăng thêm cho nửa số giảng viên còn lại tại vị. Các nghề nghiệp mới sẽ được khai thác sao cho phù hợp hơn, tính cạnh tranh sẽ được nâng cao !

Bạn thử nhầm nghĩ về các khoản tiền để học sinh phải bỏ ra để ôn luyện cho kỳ thi đại học mà xem nó lớn đến cỡ nào. Nếu như số đó được bù vào để nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở và tăng lương cho giáo viên tốt thì tuyệt biết bao. Bản thân tôi cảm thấy rất đau xót với hoàn cảnh này, bởi quá khứ tôi đã từng trải qua nó rồi. Các khoản tiền lớn vô tội vạ được chi ra để nâng cao-cải cách sách giáo khoa, thế nhưng ngay sau khi sách đã được in ra thì lại phát hiện ra sai xót nội dung. Cũng cả núi tiền để thực hiện ý tưởng của ngài Phó thủ tướng: phải đạt chỉ tiêu về số lượng tiến sĩ, quan điểm trọng tâm là một quốc gia mạnh có nghĩa là một quốc gia sở hữu nhiều tấm bằng cao cấp nhất. Họ nổi tiếng với từ "chỉ tiêu".

Tặng các bạn cuốn "Thế giới phẳng" nhé. Nếu các bạn không nghĩ rằng, chính các bạn phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ngoại ngữ, tính trung thực, niêm đam mê thì sớm có ngày các bạn sẽ phải ghánh lấy nỗi đau thôi. Bởi khi mà thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn đồng nghĩa với hai điều là (1) các bạn có nhiều thuận lợi để tạo dựng tính cạnh tranh bản thân mình, tức dễ dàng học tập, trao đổi kiến thức và (2) còn quan trọng hơn rằng, các cơ hội tốt cũng ngày càng kén chọn chủ nhân của mình hơn. Các bạn nên nhớ, tôi và bạn mới chính là trung tâm quốc gia vì thế mà không còn cách nào khác, chúng ta cùng quyết tâm nâng cao tính cạnh tranh của mình trước khi nghĩ đến những vấn đề lớn lao hơn...

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Great Arsenal

Chúc mừng Arsenal với thành tích thứ 3 trên bảng xếp hạng,một suất dự cúp châu Âu mùa sau.

Thật không thể nào tả nổi hết cảm xúc vui sướng khi trận đấu kết thúc tối qua. Đó là một bữa tiệc điên rồ.Một cảm xúc chưa từng có trong đời với bất kỳ Gunner nào. 90 phút tối qua thật sự rất tuyệt !

Hầu hết các trận đều diễn ra tối qua.Cả MU và MC đều phải chiến thắng để xác định nhà vô địch của mùa giải. Và,MC,sau 44 năm đã chính thức đăng quang.Chúa đã cho MC vô địch,nhưng cái cách Người kiến thiết cũng quá tinh tế.Cũng là một trận điên rồ,mọi chuyện đều được quyết định vào những phút bù giờ.

Tottenham,Newcastle đều bám sát Arsenal.Nhưng trận thắng của Gà trống đã trở nên vô nghĩa trong khi Pardew và các học trò phơi áo trước Everton.Rút cục thì cuối cùng họ cũng không thể xếp trên chúng ta được.Họ không có được cái đẳng cấp của một quý ông đích thực !

Vậy là chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu trong năm.Một lần nữa,triết lý bóng đá tấn công quyến rũ của Giáo
sư được vinh danh.Chúng ta sẽ không bao giờ rời bỏ nó để chạy theo cái mà bọn họ cho là thực tế,mua và mua.Đó không phải là chúng ta.Cảm ơn Giáo sư.Và cái cách ăn mừng,lo lắng,bực bội của Ông trong trận đấu đêm qua rất vui nhộn và thú vị khiến tôi cảm giác cứ như chúng ta là một tập thể.Chưa khi nào tôi mất đi niềm tin vào Giáo sư.

Tình yêu tôi dành cho các bạn còn lớn hơn nhiều thứ khác trên đời này. Tôi không sao giải thích được điều này, nên tôi chỉ có thể nói rằng nhịp đập của các bạn cũng như tôi,luôn cùng một tần số.Bóng đá là cái gì đó quá sức tưởng tượng.Có thể đó là một quà tặng mà tạo hóa ra để chúng ta thưởng thức.

Hãy cứ khát khao,hãy cứ dại khờ

Cảm ơn Chúa,Ngài quả là một kiến trúc sư vĩ đại nhất

Chào mừng Arsenal với mùa giải mới với biết bao công việc đang chờ đón phía trước.Tôi luôn bên các bạn...

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Nàng DHA

Tạm biệt DHA yêu dấu. Sau hơn 1 năm tham gia đầu tư,lần đầu tiên mình quyết định chia tay một người vợ. Kết hôn cô nàng hồi tháng 2, tức mình đã chung sống trong khoảng thời gian gần 3 tháng. Cảm ơn DHA, với tỷ suất 34%, tức cao hơn đôi chút so với VN-Index hay VN30. So sánh với lãi suất ngân hàng, lợi suất trái phiếu hay lạm phát thì thật khó lòng mà cưỡng lại được.

Đó là một ngày không rõ ràng, vẫn như mọi khi,bắt đầu với chữ A trong bảng chữ cái. Cái tên Hóa An xuất hiện với sự tò mò ngay lập tức. Đó là tên một công ty chuyên khai thác đá xây dựng có trụ sở tại Đồng Nai. Hóa An cũng là tên huyện ở đó luôn. Tổng công ty xây dựng số 1 chiếm 25%, 3 quỹ đầu tư chiếm khoảng 15% và còn lại thuộc về các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Năm 2012 cũng là năm đánh dấu mỏ đá Hóa An- vốn là sương sống của công ty bao năm qua chính thức dừng khai thác, thực ra từ trước đó rồi. Tuy nhiên, công ty cũng đã triển khai từ cách đây vài năm một số mỏ đá khác, con số là 4. Và, 2012 doanh thu sẽ được chia sẻ từ các mỏ đá đó, mặc dù mỏ Hóa An vẫn còn dữ trữ đá. Tôi đồ rằng, câu chuyện dữ trữ đá có thể là một kịch bản đã được tính toán kỹ lưỡng trước đó. Vì, bước sang 2012, giả sử Hóa An không còn sản phẩm nữa, tức đã bán hết năm 2011 thì rủi ro thảm họa doanh thu rất có thể xảy ra bởi sự bếp bênh tại các mỏ khác. Các cổ đông rất có thể sẽ bị đánh lừa nếu không xem xét thực tế. Có thể tôi quá hồ nghi, nhưng báo cáo tài chính quý 1 hoàn toàn cho phép tôi nghĩ tới điều này !

Mỏ Hóa An sau khi ngưng khai thác, nó sẽ được đưa vào xây dựng khu nhà ở phức hợp. Tuy nhiên, với tôi, bao chùm khá nhiều sự hoài nghi về tính khả thi vì (1)cái xác của nó quá tàn nhẫn, tức phục hồi nó quá tốn kém.Theo như 1 nhân vật trong ban quản trị, thì nó có thể sẽ trở thành cái hồ nước; (2)khu dân cư ở đó, thông qua một số hình ảnh thì thật khó để xác nhận tương lai tốt đẹp; và (3)DHA chưa lần nào nhảy vào lĩnh vực này, vốn đòi hỏi nhiều tính toán cũng như tiềm lực tài chính mạnh.

Kết thúc quý 1-2012, doanh số có tăng đôi chút nhưng lợi nhuận lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Bởi, đầu tư ròng vào các mỏ mới cao mà doanh thu, lợi nhuận đem lại thấp không đủ bù đắp chi phí, khấu hao. Thị trường đá xây dựng vẫn rất lớn,nhưng tính cạnh tranh của công ty ngày càng đi xuống. Thể hiện ở tỷ lệ lãi gộp đang xuống dốc.

Như đã nhận định từ trước, HĐQT của công ty vốn là một hội đồng gồm những người thích "phiêu lưu" tài chính. Từ khi  trước cái chết của chủ tịch trước kia, các khoản đầu tư tài chính được gia tăng mạnh mẽ, lúc thị trường chứng khoán bùng nổ. Nay, nhìn lại thì các khoản đầu tư đó đã không đem lại lợi nhuận nào. Phần nhiều trong số hơn 80 tỷ đầu tư đó lại không thể xác định được giá trị thị trường vì có nhiều trong đó là các công ty chưa niêm yết. Ngay cả xi măng Fico Tây Ninh, với 34 tỷ thì sau 3 năm đầu tư chưa đem lại gì cả. ĐHCĐ 2012 vừa qua, mình có tham gia,thì vấn đề rút vốn khỏi các khoản đầu tư đó được đưa vào tuyên bố thực hiên trong năm. Phải thành thật, trong năm nay cho dù TTCK có khởi sắc đi chăng nữa thì việc thoái vốn sẽ rất khó.

Khi bạn nhìn vào một công ty với khoản đầu tư tài chính tăng mạnh qua các năm, nhưng hiệu quả đem lại chẳng có gì thì cũng là lúc bạn đặt câu hỏi lớn về tham vọng của họ trong lĩnh vực của mình. Trong trường hợp ông chủ tịch DHA, họ tuyên bố rằng "Ông Chiến là một nhà tài chính giàu kinh nghiệm, tham gia đầu tư nhiều năm từ khi TTCK mở cửa nên các cổ đông hãy yên tâm" cũng là lúc bạn bỏ từ "hãy yên tâm" vào thùng rác và bán cổ phiếu ngay lập tức khi còn có thể.

Doanh thu các năm tăng trung bình, lợi nhuận bấp bênh, tính cạnh tranh giảm sút. Tương lai tốt lên có thể ít nhất 2013, vì các mỏ mới vẫn chưa thể đem lại nhiều tiền so với chi phí hoạt động. Ngay cả vị trưởng ban kiểm soát khóa trước, nay xuống chức thành viên, cũng có nhiều sự hoài nghi về tương lai công ty cũng như chất lượng HĐQT. Trong bài phát biểu của mình ông đề nghị rằng, (1)HĐQT cần gấp rút thoái vốn tại Fico Tây Ninh với sự cảnh báo đúng chất tài chính và (2)cần hoạch toán các khoản đầu tư để khấu hao cụ thể tại các mỏ mới. Tôi hoàn toàn đồng tình về chuyện này và có sự cảnh giác ngay lập tức. Buổi họp kết thúc, vị này chính thức chia tay ghế trưởng ban.

Trong giờ giải lao, tôi may mắn được tiếp chuyện với ông rằng doanh thu những năm sau có khả năng sụt giảm mặc dù tiềm năng các mỏ mới khá tốt với hàm ý năm nay chưa có gì được coi là thảm kịch xảy ra. May mắn hôm đó tôi cũng được nói chuyện đôi chút với vị này. Tôi đồ rằng, phải chăng vị trí trưởng ban kiểm soát ra đi vì những lý lẽ trên?

Ngồi cạnh tôi hôm đó, ngày ĐHĐCĐ, là một cô làm công cho công ty, có rất nhiều người như vậy có mặt đã cho mình khá nhiều thông tin hữu ích về nội tại công ty, về vị giám đốc...Thành thật, ý tưởng của Fisher về lời đồn đại rất hay và hiệu quả !

Các bản báo cáo hàng năm khá chi tiết và rõ ràng được bố chí bắt mắt và dễ hiểu. Vị giám đốc, với vẻ khổ sở rất giống với dân mỏ chính hiệu, được biết ông vốn có khả năng quan hệ tốt và có nhiều kinh nghiệm. Nhưng vị chủ tịch lại không mấy cho mình nhiều thiện cảm, trông giống gã nhà giàu kiêu căng hơn là với tư cách đại diện quyền lợi cổ đông. Cũng giống như kế toán trưởng, giống quý bà hơn là công việc đảm trách của mình.

Buổi Great meeting diễn ra hôm đó quả rất thú vị. Rất nhiều cổ đông bên dưới chấp vấn HĐQT với sự hoài nghi to lớn. Về kế hoạch kinh doanh khá khiêm tốn, thể hiện ở sản lượng và các máy khai thác hơi ít. Thậm chí có vị vốn có kinh nghiệm trong ngành nói rằng, với sản lượng như kế hoạch thì doanh thu phải lớn hơn nữa do giá bán không nhỏ như vậy. Phải chăng, có gì đó không ổn ở đây. Các nhà lãnh đạo Việt Nam vốn rất thích thành tích "vượt kế hoạch kinh doanh" để có khoản thưởng, và hơn nữa là sự tin tưởng từ cổ đông cũng như thị giá cỏ phiếu tăng lên ?

Một vị vào sau, với dáng vẻ nông dân nhưng bản chất rất "cổ đông" cho rằng,các quỹ nên cho người vào HĐQT thì hơn,nhưng dường như chẳng quỹ nào có mặt ở đây cả. Mặc dù, kiến thức tài chính của vị này khiêm tốn và chắp vá nhưng đổi lại, sự nhiệt tình và hăng hái rất đáng được cổ động.

Thành thật,vấn đề nội tại của công ty liên quan tới tài chính khá lộn xộn. Họ cho vay đối với người của công ty với lý lẽ từ giám đốc rằng, để tăng cường động lực và hiệu quả khai thác. Tức họ muốn phần nào giúp đỡ công nhân và muốn họ có trách nhiệm hơn với công việc.

Kịch bản, các khoản đầu tư được rút ra, mặc dù chấp nhận lỗ, thì khi đó dòng tiền sẽ tăng lên. Các mỏ đi vào hoạt động tốt, sản phẩm tăng mạnh,tính cạnh tranh được cải thiện, quản lý chi phí tốt thì khi đó việc tái hôn trở lại sẽ được xem xét cẩn thận

Tạm biệt, chúc em hạnh phúc và luôn trẻ đẹp !
Anh sẽ vẫn còn dõi theo em đấy !