Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Bài nói chuyện ý nghĩa của nhà đầu tư huyền thoại WARREN BUFFETT

1) Berkshire Hathaway (BRK) có hạ thấp suất thu hồi vốn (Hurdle Rate) khi công ty trở nên ngày càng lớn mạnh?
Warren Buffett (WB): BRK không đặt ra cho mình suất thu hồi vốn. Khi vốn chủ sở hữu ngày càng lớn, bạn sẽ càng cảm thấy khó để có thể đạt được những suất sinh lời nổi trội. Nếu tôi quản lý 1 triệu đôla, tôi sẽ đạt suất sinh lợi tốt hơn là quản lý 210 tỷ đôla (giá trị ròng của BRK hiện tại). Quy mô là kẻ thù của kết quả hoạt động. Tuy nhiên, tôi vẫn quản lý 210 tỷ đôla hơn là 1 triệu đôla.
Warren Buffett



2) Trong quá khứ, ông đã từng chia sẻ, triết lý đầu tư của ông nghiêng 85% theo phong cách Benjamin Graham, và 15% theo phong cách Philip Fisher. Tỷ lệ này đến nay có gì thay đổi không?
WB: Tôi đã phát triển chiến lược đầu tư của mình dưới sự chỉ dẫn của Graham. Tôi theo học tại trường Đại học Columbia, và học hỏi từ Graham. Theo cách tiếp cận của Graham, bạn không thể thua lỗ theo thời gian. Cách tiếp cận này rất định lượng, và bạn phải thực hiện nghiêm túc chúng. Tuy nhiên, quan điểm đầu tư này lại càng trở nên khó ứng dụng khi quy mô đầu tư của bạn ngày càng lớn, nguồn tiền ngày càng dồi dào. Tốt hơn là mua những doanh nghiệp hoạt động tuyệt vời ở mức giá hợp lý, hơn là mua những doanh nghiệp bình thường ở giá thấp.
Với cách tiếp cận “xì gà,” bạn có thể tìm thấy những mẩu xì gà vụn trên sàn, nhặt lên, và quẹt lửa, ít ra bạn cũng có thể tận hưởng chút ít gì từ những thứ miễn phí như thế này. Bạn có thể tiếp tục làm việc này, và nhận những thứ miễn phí như xì gà vụn. Tôi đã áp dụng cách này. Tôi tìm kiếm các cổ phiếu rẻ một cách định lượng. Sau khi tiếp xúc với Fisher và Charlie, tôi bắt đầu tìm kiếm những công ty tốt hơn. Trước đây tôi kết hợp cả hai phương pháp này, nhưng giờ chúng tôi đang tìm kiếm những công ty tốt, chứ không hẳn các công ty rẻ. Ngành đường sắt rất tiềm năng, và chúng sẽ tốt lên trong 10 năm và 100 năm tới. Burlington Northern hiện đang kiếm được 6 tỷ đô lợi nhuận trước thuế, so với mức 3 tỷ đô mà công ty làm ra ở thời điểm cách đây vài năm, khi chúng tôi mua nó. Hiện tại, tôi nghiên nhiều hơn về phong cách đầu tư của Fisher, và ít áp dụng phương pháp của Graham, vì chúng tôi phải quản lý nhiều tiền hơn. Với vốn nhỏ, chúng tôi có thể tìm kiếm những cổ phiếu rẻ, cho biên lợi nhuận khả quan hơn.
Intelligent Investor
Khi tôi rời trường học, tôi đọc báo cáo thường niên của Moody không sót một trang nào. Tôi lật đến trang 1433, và tôi biết mình đã tìm được những công ty tốt được mô tả ở đây. Công ty bảo hiểm Western vào năm 1951 kiếm được 29,09 đô trên một cổ phiếu, và trước đó một năm, mức lợi nhuận trên một cổ phiếu là 21,66 đô. Giá cổ phiếu được giao dịch ở mức từ 3 đến 13 đô trong vòng 12 tháng trước đó. Mức giá khi tôi phát hiện ra cổ phiếu này là 16 đô, ít hơn 1 lần so với lợi nhuận (Xem thêm: Phương pháp định giá cổ phiếu P/E ở thư viện của FGate). Cách đây vài năm, vào năm 2004, tôi được khuyên nên để ý hơn đến Hàn Quốc. Tôi nhận một quyển sách từ Citigroup mà mỗi trang của nó mô tả cụ thể về một cổ phiếu, giá sổ sách, lợi nhuận trên một cổ phiếu. Quyền này đề cập tất cả các công ty niêm yết ở Hàn Quốc. Tôi đã đọc hết nó, và phát hiện ra tầm 20 công ty (trong số đó có trang trại hoa Day-Han) mà nếu không có ai nói, bạn không thể tin được ở mức giá chúng được giao dịch.  Tôi tìm thấy 20 công ty như thế trong một buổi chiều, và đã mua một vài trong số chúng, nhưng vì tôi không có đầy đủ thông tin nên không thể tiến thêm một bước cao hơn. Nếu bạn mua 20 cổ phiếu ở mức giá chỉ gấp 2 lần lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, bạn chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận. Đó là quan điểm đầu tư của Ben Graham, và bạn có thể kiếm tiền từ cách này. Nhưng nếu bạn phải quản lý số tiền lớn hơn, bạn phải theo cách của Fisher/Charlie, và mua những công ty lớn. Berkshire hiện tìm kiếm các công ty lớn, tài chính lành mạnh. Giống như Nebraska Furniture Mart mà chúng tôi mua vào năm 1983, hiện lợi nhuận của công ty đã lớn mạnh khoảng 20 lần. Charlie từng nói với tôi “Anh sẽ không bao giờ phản đối tôi, vì anh thông minh và tôi thì luôn đúng.”
3) Quy trình ông áp dụng khi viết thư gửi đến cổ đông hằng năm là gì? Ông quyết định ông sẽ viết gì trong đó bằng cách nào?
WB: Tôi đã hoàn thành thư gửi cổ đông thường niên năm 2013, và tôi sẽ gửi nó đi vào đúng ngày 28 tháng 2. Tôi biết rõ tôi sẽ nói gì, và chỉ cần điền thêm những con số vào đó, rồi gửi đến cổ đông của mình.
Tôi cố nghĩ cổ đông của mình như là đối tác của tôi. Tôi cố nghĩ những thông tin mà tôi muốn họ gửi cho tôi, nếu họ ở cương vị giống như tôi đang điều hành BRK, còn tôi là một cổ đông đầu tư vào công ty. Điều gì tôi muốn biết? Đây là những gì tôi sẽ nói với họ. Bản nháp đầu tiên, tôi sẽ gửi đến chị gái của mình, người vốn không rành lắm về tài chính. “Gửi những người chị gái” – Tôi giải thích theo cách họ muốn biết điều gì ở địa vị của họ. Tôi cũng thích dành một phần thư thường niền cho những bài học chung, vốn không liên quan trực tiếp đến Berkshire. Năm nay, phần này sẽ chiếm khoảng 2600 từ (trong tổng số 11500 từ của thư thường niên) mà tôi dành để chia sẻ những quan điểm về đầu tư. Tôi viết như thể đang nói chuyện với mọi người để chia sẻ những quan điểm về đầu tư, và họ nên làm gì để đầu tư. Tôi lựa chọn một chủ đề, và chỉ viết về nó trong phần này, hằng năm. Một vài người sẽ hứng thú, một số thì không. Nếu họ dành phần lớn tài sản vì tin tưởng tôi nên đầu tư, tôi thích nói chuyện với họ qua thư thường niên như thể họ đang ngồi trong phòng nói chuyện với tôi, về những nguyên lý kinh tế của BRK, và do đó, mọi người có thể biết chúng tôi đang làm gì.

Vào năm 1956, tôi mua một sổ cái với giá 0,49 đô, 2 mảnh giấy cho một biên bản đối tác, nhưng tôi không lo lắng về hợp đồng đối tác. Tôi chỉ giải thích những quy tắc nền tảng trong khoảng nửa trang: Đây là những gì tôi có thể làm, đây là những gì tôi không thể làm, đây là những gì tôi dự định sẽ làm, và đây là những gì tôi dùng làm thước đo cho thành công của mình. Nếu chúng tốt cho bạn, vậy thì hãy mua chúng. Nếu bạn không muốn mua chúng, đừng mua – chúng ta vẫn có thể trở thành những người bạn. Những nguyên tắc nền tảng này là kim chỉ nam cho các báo cáo của Berkshire Hathaway, được thiết kế sao cho nhà đầu tư có thể hiểu rõ. Trong những nguyên tắc nền tảng của chúng tôi, mặc dù ban quản trị của chúng tôi là doanh nghiệp, nhưng thái độ của chúng tôi luôn duy trì ở quan hệ đối tác. Chúng tôi xem bạn như những đối tác. Ít nhất chúng ta phải có nền tảng chung gì đó có thể chia sẻ được, cũng giống như một cuộc hôn nhân. Sẽ thật điên rồ trong hôn nhân, nếu hai người có những cách nhìn khác nhau ở những điểm quan trọng. Báo cáo thường niên năm nay tôi hầu như đã chuẩn bị sẵn sàng. BRK có những cổ đông đặt biệt, trong số họ có những người đầu tư đến 80% giá trị tài sản ròng của họ vào BRK. Riêng tôi, 100% tài sản của tôi là nằm ở BRK. Nhưng nếu thị trường đi xuống 50%, có thể chúng tôi sẽ viết lại báo cáo này (cười).
4) Tại sao ông chuyển đổi chứng quyền đầu tư Goldman Sachs thành những cổ phần nhỏ hơn vào công ty?
WB: Goldman Sachs và GE, chúng tôi đã giúp họ về mặt tài chính trong năm 2008, điều mà tôi chưa từng mơ có ngày sẽ xảy ra (Thử tưởng tượng GE gọi cho bạn, và nhờ bạn giúp đỡ tài chính cho họ). BRK đã nhận các chứng quyền cổ phiếu ưu đãi, đáo hạn trong 5 năm (vào tháng 9 năm 2013). Các chứng quyền có thể mua 5 tỷ đô cổ phiếu phổ thông của Goldman Sachs, và 3 tỷ đô cổ phiếu phổ thông của GE. Nếu chúng tôi thực hiện, chúng tôi có thể đầu tư thêm 8 tỷ đô. Cả 2 công ty này đều không muốn phát hành thêm cổ phiếu mới. Đầu năm nay, chúng tôi đã quyết định, họ không muốn phát hành thêm hoàn toàn cổ phiếu mới, chúng tôi cũng không muốn đầu tư trọn 8 tỷ đô cho số chứng quyền này. Vậy thì chúng ta hãy làm một thỏa thuận, và cả hai bên đều đồng ý. Chúng tôi không muốn phải trả tiền mặt, còn họ thì không muốn phát hành hoàn toàn số cổ phiếu chuyển đổi từ chứng quyền. BRK và Goldman Sachs đạt được thỏa thuận, chúng tôi sẽ sở hữu thêm 2 tỷ đô cổ phiếu của ngân hàng mà không tốn tiền mặt, còn riêng GE là 200 triệu đô cổ phiếu. BRK vẫn còn duy nhất một đợt phát hành chứng quyền lớn tồn tại, đó là khoản đầu tư vào Bank of America. Chúng tôi sở hữu những chứng quyền cho phép chúng tôi có thể mua 700 triệu cổ phiếu ở mức giá 7,14 đô/cổ phiếu (trị giá 5 tỷ đô) vào tháng 8 năm 2021. Chúng tôi sẽ nắm giữ số chứng quyền này cho đến khi cổ tức trả cao hơn, hoặc chúng tôi sẽ giữ quyền này cho đến lúc trước đáo hạn. Các thương vụ với Goldman Sachs và GE đều thú vị, ai mà đoán được chúng có thể xảy ra cách đây tầm 5 năm. Thị trường tiền tệ sụp đổ vì vụ phá sản của Lehman. Các quỹ thị trường tiền tệ nắm giữ rất nhiều giấy tờ có giá của Lehman. Mọi thứ xảy ra chỉ qua một đêm, hơn 30 triệu người Mỹ vốn tin thị trường tiền tệ là an toàn, và rồi, ngân hàng Lehman sụp đổ. Điều này khiến một quỹ thị trường tiền tệ lớn nứt gãy, mất giá, và tạo ra một cơn dư chấn âm thầm nhưng tác động lớn lên toàn thị trường tiền tệ. Có hơn 3,5 nghìn tỷ đô nằm ở các quỹ thị trường tiền tệ, và 175 tỷ đô đã chảy ra ngoài chỉ trong vòng 3 ngày sau khi Lehman phá sản. Tất cả các quỹ thị trường tiền tệ đều nắm giữ các thương phiếu. Những công ty như GE lại càng sở hữu nhiều thương phiếu. Sau khi Lehman sụp đổ, ngành công nghiệp Mỹ như đình trệ. Cựu tổng thống George Bush đã phát biểu “Nếu tiền không được nới lỏng, cơn địa chấn này sẽ còn dữ dội” – Tôi tin rằng, đây là phát biểu kinh tế vĩ đại nhất mọi thời đại. Đây là lý do vì sao ông ủng hộ kế hoạch cứu thị trường của Paulson và Bernanke. Những công ty phụ thuộc vào thị trường thương phiếu. Vào tháng 9 năm 2008, chúng ta đã đến bên bờ vực nguy hiểm. Nếu Paulson và Bernanke không can thiệp, chỉ trong vòng hơn 2 ngày, mọi thứ đều có thể đã chấm dứt. BRK luôn giữ khoảng 20 tỷ đô tiền mặt, hoặc hơn. Điều này thoạt nghe thì có vẻ điên rồ, tại sao chúng tôi lại cần làm như thế, nhưng đến một ngày nào đó trong vòng 100 năm nữa, khi thế giới đứng lại một lần nữa, chúng tôi đã sẵn sàng. Tiền mặt ở thời điểm đó lại như oxy. Khi bạn không cần tiền, bạn không để ý đến nó. Khi bạn cần chúng, tiền là thứ duy nhất bạn cần. Chúng tôi hoạt động ở mức độ thanh khoản không ai có thể đạt được. Chúng tôi không hoạt động như các ngân hàng. Bộ Tài chính Mỹ không có nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho các quỹ thị trường tiền tệ. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua Quốc hội. Paulson đã thành lập một quỹ bình ổn trao đổi vào tháng 9 năm 2008 để bảo đảm sự an toàn cho các quỹ thị trường tiền tệ. Điều này đã giúp  cứu vãn thị trường các quỹ tiền tệ. Điều này có thể còn xảy ra vài lần trong suốt cuộc đời của bạn. 2 điều bạn cần lưu ý nếu sự kiện này xảy ra lần nữa – đừng để nó phá hủy bạn, và nếu bạn có tiền, bạn sẽ có cơ hội mua những thứ ở mức giá bạn không thể tin. Sợ hãi lan truyền rất nhanh, nó như một trận dịch. Khi sợ hãi, sự thông minh dường như cũng ra đi. Sự tự tin chỉ trở lại một lần sau đó, nhưng không phổ biến. Sẽ có những thời điểm sợ hãi làm tê liệt thế giới đầu tư. Bạn không muốn sở hữu tiền vào thời điểm đó, và nếu bạn có tiền, bạn sẽ muốn mua vào những thời điểm này. “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam.”
 
5) Những hiểu biết về thị trường đã giúp gì trong việc xây dựng quan điểm chính trị của ông?
WB: Tôi không cho rằng kiến thức về thị trường giúp ích tôi trong vấn đề này. Quan điểm chính trị của tôi được hình thành thông qua quá trình này. Thử tưởng tượng trước khi bạn chào đời 24 tiếng, một vị thần xuất hiện và nói với bạn rằng “Bạn là một người cực kỳ có trách nhiệm, thông minh, tiềm năng.” Bạn sẽ chào đời trong vòng 24 giờ tới, trách nhiệm của tôi ở đây là phải nói cho bạn biết hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội mà bạn sắp sửa tiếp xúc. Bạn có thể đặt ra những luật lệ, tất cả những gì bạn muốn: bất kỳ một hệ thống chính trị, dân chủ, thượng viện, cấu trúc kinh tế, cộng sản, tư bản, v.v.. và tôi bảo đảm thế giới này sẽ đứng về phía bạn, con cái và cháu chắt của bạn. Vậy tóm lại ở đây điều tôi muốn nói là gì? Trước khi bạn sinh ra, đã tồn tại hơn 7 tỷ người rồi, và bạn sắp sửa là 1 trong số họ. Hãy hòa nhập vào đó, và đó là những gì bạn có thể nhận được – bạn có thể sinh ra thông minh hoặc không, khỏe mạnh hay kém may mắn hơn, da màu hay da trắng, sinh ra ở Mỹ hay Bangladesh, v.v… Bạn không thể biết mình sẽ là ai khi được sinh ra. Không biết mình sẽ như thế nào khi sinh ra, vậy bạn có thể cải tạo thế giới này bằng cách nào? Bạn muốn mình sinh ra là một người nam? Tuy nhiên, cơ hội 50/50 bạn sinh ra là nữ. Nếu bạn nghĩ về thế giới chính trị, bạn muốn một hệ thống mà ở đó tạo điều kiện cho con người theo đuổi những gì mình muốn. Bạn mong muốn tổng sản phẩm xã hội tăng lên vì bạn sẽ có thêm thịnh vượng để chia sẻ với những người xung quanh. Nước Mỹ là một hệ thống tuyệt vời, với thu nhập đầu người đạt mức 50.000 đô, tăng 6 lần so với lúc tôi được sinh ra, chỉ trong vòng một đời người. Nhưng nếu không biết mình là ai khi sinh ra, bạn mong muốn một hệ thống một khi tạo ra sản phẩm cho xã hội, không một ai bị bỏ lại phía sau. Bạn muốn tạo cơ hội cho những thành viên ưu tú nhất, không muốn bình đẳng về mặt kết quả, nhưng lại muốn những ai kém may mắn hơn vẫn có một cuộc sống khấm khá. Bạn cũng không muốn nỗi sợ hãi tồn tại trong mỗi người – những nỗi sợ thiếu hụt tiền bạc lúc về già, sợ chi phí chăm sóc sức khỏe. Tôi gọi đây là “Trò chơi xổ số.” Các chị gái của tôi không có chung một tấm vé giống nhau. Điều mà họ kỳ vọng trong cuộc sống là một hôn nhân tốt đẹp, làm việc ở vai trò một y tá, giáo viên, v.v… Nếu bạn kiến tạo nên thế giới này dựa trên thực tế cơ hội 50/50 cho cả nam và nữ, bạn không muốn một thế giới như thế này cho những người phụ nữ - bạn quý trọng giới nữ. Hãy kiến thiết thế giới của bạn theo cách này, và đó nên là triết lý bạn theo đuổi. Tôi nhìn vào danh sách Forbes 400, những con số, và xem xét những gì đã thay đổi trong suốt 30 năm qua. Người Mỹ tuy vẫn còn ở chót bảng nhưng chúng ta đã có những cải thiện, và điều này thật tuyệt vời, nhưng chúng ta không muốn một xã hội bất bình đẳng như thế. Chỉ có những chính phủ mới có thể sửa chữa những khiếm khuyết này. Hãy nhìn nhận bản thân bạn muốn thế giới này trong đôi mắt mình như thế nào, nếu bạn không biết mình là ai khi sinh ra. Nếu bạn không sẵn sàng với trò chơi may rủi mình sẽ là ai ngẫu nhiên trong 100 người ngoài kia, bạn thật may mắn! 1% trong số 7 tỷ người. Mỗi cá thể hoàn toàn khác biệt, và bạn không thể nói rằng mình làm mọi việc là vì bản thân mình. Chúng ta đều có những người thầy cô, và những người đi trước chỉ bảo chúng ta nên trở thành người như thế nào. Chúng ta không thể để mọi người trượt dài phía sau. Tất cả mỗi người chúng ta hoàn toàn đều mang bản chất tốt đẹp.
6) Ông là một trong số những CEO nam trọng vọng phụ nữ nơi công sở. Ông có thể cho biết lý do vì sao ông có lựa chọn này, và chúng ta có thể làm gì để đóng góp trí tuệ ở nơi làm việc? (câu hỏi từ một nữ sinh viên)
WB: Chúng ta đã viết Tuyên ngôn Độc lập vào năm 1776, rằng “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng.” Năm 1789, chúng ta viết nên Hiến pháp, và chỉ mới đề cập người da màu chỉ chiếm 3/5 trong một con người. Điều này còn rất thiếu sót. Ông cha lập quốc chúng ta đã viết những điều này mà không xem xét ở góc độ về giới. Họ luôn coi mình ở vị trí của một tổng thống, và dùng những giới từ như “Ông ta/anh ta” (He). Dĩ nhiên, tất cả những người đàn ông sinh ra bình đẳng sẽ trở thành những người đàn ông bình đẳng. Trong bài diễn văn nổi tiếng Gettysburg Address, tổng thống Lincoln đã nhắc lại: Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Nhưng thực tế không phải như vậy, khi phụ nữ không có quyền được bỏ phiếu, không được thừa kế tài sản ở một vài tiểu bang. Mãi cho đến năm 1920, tức 131 năm sau, quan điểm này mới thay đổi, đầu tiên là quyền bỏ phiếu. Sau năm này, những điều chỉnh về tư pháp được thực hiện trước khi O’Connor xuất hiện. Mọi người kỳ vọng vào tôi với tư cách một đứa trẻ, nhưng những chị gái tôi mặc dù thông minh, nhưng bị gán cho những điều khác biệt. Ở đất nước này, thử nghĩ về những gì chúng ta đã đạt được, khi chỉ mới sử dụng một nửa tài năng. Giờ đây, chúng ta đã bắt đầu khai phá tiềm năng ở một nửa còn lại. Nếu chúng ta chỉ cho phép những ai cao hơn 5’10’’ (khoảng 1m8) mới trở thành những CEO, kế toán, luật sư, còn ai dưới chiều cao này phải trở thành y tá, hay nghề gì khác, điều này thật điên rồ, vì chúng ta không thể khai phá những gì tiềm năng. Điều này cũng tương tự khi nhìn nhận vai trò của người phụ nữ. Không một ai đã nhận ra điều đó, từ cha của tôi cho đến các giáo viên. Phụ nữ lẽ dĩ nhiên họ cũng thông minh và làm việc chăm chỉ như đàn ông. Không ai xuất sắc hơn Carrie khi điều hành những đại hội thường niên ở BRK. Tôi nghĩ chính lối suy nghĩ của một CEO chỉ giao những nhiệm vụ quan trọng nhất cho những người tài năng nhất, lại dựa vào giới tính, là một rào cản. Nhưng chúng ta đang đi đúng hướng. Chúng ta đang hướng đến những lý tưởng mà chúng ta đã đặt ra, mặc dù Jefferson đã chỉ ra từ trước, nhưng phải khá lâu cho đến hiện nay mới thành hiện thực.
 
7) Ông đánh giá ban quản trị như thế nào khi thâu tóm một công ty?
WB: Tôi giao cho Mrs. B (Nebraska Furniture Mart) kiểm tra xem liệu ban quản trị các công ty được thâu tóm có cần làm việc nữa hay không mà vẫn sống dư dả được, câu trả lời là họ hoàn toàn có thể. Nhưng liệu họ sẽ tiếp tục như vậy sau khi họ nhận được tiền từ BRK trả, còn tôi thì nhận được cổ phiếu của họ? Họ sẽ tiếp tục làm chăm chỉ, cũng như quý trọng đồng tiền vừa chảy vào túi họ?
¾ lãnh đạo ở công ty BRK đều giàu có độc lập. Họ không cần làm việc, nhưng vẫn chọn lựa công việc mình đang làm. Nếu tôi cho anh 4 tỷ đôla, liệu những kết quả tương tự sẽ diễn ra trong một tháng tới? Một năm tới? Tôi không đàm phán hợp đồng; điều mà tôi quan tâm là ban lãnh đạo tiếp tục công việc diễn ra như trước đây. Thông thường, tôi luôn đúng với những đánh giá của mình, và tôi ngày càng chính xác hơn. Họ không cần tôi, nhưng tôi cần họ.
Tại sao tôi phải làm việc? Tôi có thể làm bất cứ thứ gì nếu tôi muốn, nhưng tôi vẫn đến văn phòng mỗi sáng, và không thể chờ đợi lâu hơn để bắt tay ngay vào việc. Tôi yêu những ngày thứ 7 làm việc, nói chuyện với sinh viên. Tại sao tôi phải như vậy? Vì tôi muốn vẽ nên bức tranh của mình. Berkshire Hathaway là bức tranh của tôi. Con người ta yêu thích sáng tạo ra những thứ mới. Tôi nghĩ tôi là Michelangelo, đang vẽ bức Sistine Chapel, mặc dù ai đó có thể coi rằng điều này hơi quá. Điều thứ hai, tôi thích những tràng pháo tay. Tôi thích cảm giác khi người ta đánh giá cao bức tranh của mình. Nếu những người khác có những bức tranh của riêng họ, vậy tôi là ai để nói cho họ biết, họ nên vẽ bức tranh của mình như thế nào? (Giống như ban lãnh đạo) Tôi đánh giá cao những gì họ làm. Tôi biết mình là ai trong cuộc chơi nào, vì thế khi tôi khen ngợi họ, họ biết rằng họ đang nhận sự chấp thuận từ một quan điểm họ muốn nghe. Tôi sở hữu cổ phiếu của họ, nhưng việc kinh doanh vẫn là của họ. Sẽ là một văn hóa tốt đẹp, nếu những nhà quản lý thật sự quan tâm đến doanh nghiệp của mình.
8) Ngày nay, thông tin ở mọi nơi. Ông có nghĩ nếu ông được sinh ra ở Peru hôm nay, ông có thể đạt được những thành tựu tương tự như những gì ông đã và đang có?
WB: Tôi tin là tôi làm được. Thế giới đang đổi thay. Con người có thể vươn đến những tầng lớp kinh tế-xã hội khác nhau. Người Mỹ không làm việc cực hơn để tăng GDP nhiều hơn những nước khác, mà chúng ta chấp nhận cơ hội bình đẳng. Bạn không cần phải làm việc thông minh hơn, mà chỉ cần khai phá những gì tiềm năng lớn hơn. Thế giới cho phép những cơ hội bình đẳng cho bất kỳ một ai.
9) Ông có lời khuyên gì cho những ai muốn đầu tư từ hôm nay, về con đường sự nghiệp?
WB: Bạn chỉ muốn học mọi thứ về đầu tư. Có rất nhiều thứ để học. Hãy học những gì hiệu quả và không hiệu quả với bạn, nơi giá trị tích lũy và nơi giá trị không tạo ra thêm. Nhìn lại mình, khi 11 tuổi (năm 1942), tôi mua 3 cổ phiếu của Cities Service Preferred ở mức giá 38.25 đô/cổ phiếu. Cùng thời điểm đó, chị gái tôi Doris mua 3 cổ phiếu, còn cha tôi mua 4 cổ phiếu. Như vậy, chúng tôi có tổng cộng 10 cổ phiếu. Chị Doris than phiền về giá cổ phiếu mỗi ngày khi đến trường. Vì thế, tôi đã bán chúng đi ở mức giá 42 đô/cổ phiếu. 2 năm sau đó, giá của cổ phiếu công ty này được giao dịch ở mức 200 đô.
Tôi cố gắng quản lý tiền theo những báo cáo kiểm toán, vì như thế sẽ dễ thuyết phục người khác hơn khi tôi làm tốt. Tôi thích điều hành doanh nghiệp hơn là đầu tư. Xây dựng những doanh nghiệp theo tôi thú vị hơn là đầu tư tiền bạc nay đây mai đó.
Todd Combs và Ted Weschler mỗi người quản lý 6,5 tỷ đôla. Họ có thể kiếm được nhiều hơn nếu họ điều hành các quỹ hedge fund cho riêng mình. Nhưng họ vẫn thích làm việc tại Berkshire. Họ có đủ tiền. Họ có những tính cách mà tôi ngưỡng mộ.
10)  Câu hỏi tìm kiếm lời khuyên dành cho phụ nữ
WB: Tôi khuyên bạn tìm đọc cuốn Personal History của Katherine Graham. Những vị tổng thống phải đọc quyển này để hiểu rõ bà là ai. Bà đã vượt qua nghịch cảnh, khi mẹ và chồng bà cho rằng bà không làm được điều gì. Nhiều phụ nữ thành công trong xã hội hôm nay ở vị trí các nữ CEO. Susan Jacques, CEO của Borsheim’s sẽ chuẩn bị là người lãnh đạo của Hiệp hội đá quý thế giới.
11)  Ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “con hào” (moat) để nói đến lợi thế cạnh tranh. Morningstar đã xây dựng công ty xoay quanh tiêu chí này. Ông nghĩ gì về thành quả của Morningstar về việc phát hiện ra các “con hào”?
WB: Tôi nghĩ họ đang làm một việc tốt. Tôi xây dựng quan điểm lợi thế cạnh tranh này cách đây hơn 40 năm, vì ở thế giới tư bản, bạn phải có những lâu đài kinh tế. Apple, Microsoft, v.v… là một trong số đó. Một số có những lâu đài nhỏ hơn. Nếu bạn sở hữu một lâu đài trong thế giới tư bản, người khác sẽ cố nắm bắt điều này. Bạn cần 2 thứ - một con hào bao quanh lâu đài, và một hiệp sĩ canh giữ lâu đài, tìm cách mở rộng con hào xung quanh lâu đài. Coca Cola đã xây dựng con hào như thế nào? Họ đã tạo ra trong tâm trí mỗi người khi nghĩ về Coca Cola là nghĩ về hạnh phúc. Con hào là những gì trong tâm trí của bạn. Con hào ngành đường sắt là rào cản gia nhập ngành lớn. Con hào của Geico là giá thấp. Mỗi ngày chúng ta đều cố gắng mở rộng con hào của mình. See’s Candies tạo ra con hào trong tâm trí khách hàng của mình. Đó là một món quá ý nghĩa hơn vào ngày Valentine hơn là Russell Stover. Giá cổ phiếu See’s Candies đã tăng mỗi năm trong suốt 41 năm qua. BRK mua See’s Candies với số tiền 25 triệu đô vào năm 1972. Đến hôm nay, lợi nhuận của công ty là 80 triệu đôla. Richard Branson đã thất bại cách đây 10 năm với thương vụ Virgin Cola. Snickers là thương hiệu kẹo nổi tiếng hạng nhất trong 40 năm qua.
12)  Làm cách nào ông cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và lời khuyên của ông dành cho những nhân viên trẻ là gì?
WB: Quyết định quan trọng nhất bạn phải làm là chọn lựa người sẽ chung sống cùng bạn trong suốt cuộc đời. Điều quan trọng là bạn nghĩ lớn lao, nhưng cần chắc chắn, bạn đời của bạn cũng có chung suy nghĩ giống bạn. Đừng cưới ai đó để thay đổi họ. Hãy cưới ai tốt hơn bạn. Luôn luôn làm bạn với những người xuất sắc hơn bạn.
13)  Ông có mục tiêu vượt qua chỉ số công nghiệp Down Jones 10% mỗi năm hay không?
WB: Những năm trước đây, tôi đã cố gắng chiến thắng kết quả của chỉ số Dow (nay có thể là chỉ số S&P). Mục tiêu là vượt chỉ số Down 10% năm nay. Nếu chỉ số Down giảm 20%, và chúng tôi giảm 10%, mục tiêu như vậy coi như đạt được. Chúng tôi không có những con số mà chúng tôi có thể tạo ra như với doanh nghiệp hay chứng khoán. Chúng tôi làm những gì chúng tôi nghĩ có thể là tốt nhất ở mỗi thời điểm. Liệu đó có phải là điều thông minh nhất chúng tôi có thể làm, trong khả năng của chúng tôi, và không cản trở nguồn lực của chúng tôi? Chúng tôi hy vọng là có. Chúng tôi thường nghĩ về giá trị của công ty là giá trị hiện tại của những dòng tiền cho tới ngày phán xét.
Nếu bạn quay trở lại với triết lý đầu tư đã từng xuất hiện cách đây 2600 năm, bạn có thể nghe đến câu:  “Một con chim trong tay đáng giá hơn hai con chim trong bụi rậm.” Tuy nhiên, bạn cần đặt câu hỏi cho quan điểm này – Làm cách nào bạn chắc chắn có hai con chim trong bụi? Bụi rậm có cách xa hay không? Lãi suất là gì? (Cười)
Trong việc đầu tư, bạn bỏ tiền ra hôm nay, và nhận lại nhiều tiền hơn vào sau này. Berkshire luôn đặt nhiều con chim hơn trong bụi theo thời gian.
Nếu bạn quản lý chỉ 1 triệu đô, bạn có thể vượt chỉ số S&P 500 10% mà không gặp rủi ro hay vay nợ.
14)  Vụ đàm phán khó khăn nhất nào mà ông từng tham gia? Ông đã phát triển chiến lược đàm phán của mình như thế nào?
WB: Tôi thật sự học được những bài học về đàm phán từ cha tôi. Mỗi người có một phong cách rất khác nhau trong đàm phán. Tôi không muốn khi một cuộc đàm phán diễn ra, chúng ta “phải kết thúc” ở một vài điểm nào đó. Chúng ta tấn công trong các cuộc đàm phán, nhưng lại mong muốn đối phương không làm vậy với mình. Hoặc là chúng ta kết thúc sớm cuộc đàm phán, hoặc một bên sẽ áp đảo bên kia. Phong cách đàm phán của tôi khác so với hầu hết mọi người, chỉ nói những gì tôi làm. Nếu bạn làm một điều gì đó trong suốt cuộc đời bạn, vậy thì hãy gắn bó với nó suốt đời. Tôi có thể rời bỏ mọi thứ. Tôi nói tôi sẽ trả X đôla, thì thông thường, đây là thương vụ tốt nhất, và tôi không chấp nhận hạ giá xuống. Bạn cần thời gian và tiền bạc để ra quyết định như thế. Tôi chỉ nói những gì tôi sẽ trả, và điều này chỉ diễn ra thuận lợi khi bạn đã có danh tiếng. Các cuộc đàm phán có lợi là tạo ra cho bạn cơ hội rời bỏ nếu chúng không thật sự tốt. Đàm phán với người bạn yêu là một sai lầm tồi tệ. Nó mang tính hủy hoại. Sức mạnh lớn nhất trên thế giới này là yêu thương không điều kiện.
15)  Sai lầm đầu tư lớn nhất mà ông đã gặp phải là gì, và ông đã học được gì từ điều này?
WB: Tốt hơn là chúng ta nên học hỏi từ sai lầm của người khác ơn là từ bản thân mình. Hãy nhìn vào những doanh nghiệp đã thất bại. Tôi không tin chúng ta không thể vượt lên chính mình sau những sai lầm, bởi chúng ta luôn gặp sai lầm. Sai lầm lớn nhất của tôi là mua Berkshire Hathaway và cố gắng làm cho nó trở nên tốt hơn. Chúng tôi đã đầu tư toàn bộ tiền của mình vào một doanh nghiệp tồi, chôn vốn của mình ở đây trong suốt 20 năm. Thậm chí sau khi đã thâu tóm National Indemnity. BRK là nền móng để chúng tôi vươn lên, và đây là một sai lầm. Bạn không thể chơi một cuộc chơi mà không phạm sai lầm. Chúng tôi đã mua Dexter Shoe với mức 400 triệu đô bằng cổ phiếu BRK, và nay chúng có giá 5-6 tỷ đô. Dexter Shoe đã phá sản trước sự cạnh tranh khốc liệt từ thương trường quốc tế. Chúng tôi đã mất 2 tỷ đô khi đầu tư vào trái phiếu Energy Future Holding  mà KKR đã đầu tư. KKR mất 8 tỷ đô.
16)  Khi quản lý tiền của người khác và phạm sai lầm, ông xử lý như thế nào về vấn đề trách nhiệm và gánh nặng của mình?
WB: Tôi sẽ nói với họ ngay từ đầu tôi sẽ gặp phải sai lầm, nhưng mục đích thì là làm như thế này, thế này và thế này. Tôi có thể phạm sai lầm để đạt được điều đó, nhưng tôi sẽ tìm cách đạt được mục đích. Tôi cố gắng điều hành theo cách tôi có thể đánh mất một số tiền lớn tổng cộng theo thời gian, và nếu rơi vào trường hợp đó, tôi nên làm gì. Tôi có thể không tạo ra nhiều tiền nhất theo cách này, nhưng tôi sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro lỗ vĩnh viễn. Nếu xác suất xảy ra là 1/1000 mà một quyết định đầu tư có thể đe dọa, gây ra một khoản lỗ vĩnh viễn đối với người khác, tôi sẽ không làm việc đó.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

50 Sự Thật Về Đầu Tư

Càng cảm thấy dễ chịu thoải mái với một khoản đầu tư nào đó, bạn càng có khả năng lỗ nặng.



1. Nói “Tôi sẽ tham lam khi người khác sợ hãi” là điều dễ dàng hơn nhiều so với việc thực hiện. 

2. “Hố sâu ngăn cách” giữa một công ty tốt và một khoản đầu tư tuyệt vời có thể  lớn hơn bạn nghĩ. 

3. Các thị trường sẽ trải qua ít nhất là một đợt điều chỉnh lớn trong mỗi năm, và một đợt điều chỉnh khổng lồ trong mỗi thập kỷ. Hãy quen với điều này. 

4. Trên thực tế, gần như không có khái niệm “trách nhiệm phải giải thích” đối với các chuyên gia tài chính. Vẫn có những người nhận định sai lầm về tất cả trong nhiều năm nhưng họ vẫn có một đám đông dõi theo. 

5. Như Erik Falkenstein đã nói, trong tennis chuyên nghiệp, người ta ghi được 80% số điểm trong khi 80% số điểm bị mất trong tennis nghiệp dư. Điều này cũng đúng với các môn khác như đấu vật, cờ vua và cả đầu tư. Những người mới bắt đầu đầu tư nên tập trung tránh mắc phải sai lầm, và những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ tập trung vào những bước tiến lớn. 

6. Có hàng chục nghìn người trên thế giới được coi là nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp. Theo số liệu thống kê, có một số người thành công chỉ nhờ dựa vào may mắn đơn thuần. 

7. Một số nhà đầu tư được mệnh danh là “huyền thoại” hầu như không thể đánh bại một quỹ chỉ số trong suốt sự nghiệp của họ. Trên phố Wall, khối tài sản kếch xù không có nghĩa với lợi nhuận cao. 

8. Trong các thời kỳ suy thoái, bầu cử, các cuộc họp chính sách của Fed, mọi người trở nên chắc chắn về những điều mà họ không biết chút nào về chúng. 

9. Càng cảm thấy dễ chịu thoải mái với một khoản đầu tư nào đó, bạn càng có khả năng lỗ nặng. 


10. Bí quyết tiết kiệm thời gian: đừng đầu tư vào cổ phiếu penny hay quỹ ETF. 

11. Không người nào trên trái đất có thể biết thị trường sẽ diễn biến như thế nào trong ngắn hạn.

12. Chuyên gia nói về những sai lầm của anh ta là người mà bạn nên lắng nghe. Hãy tránh những người không làm như vậy. 

13. Bạn không hiểu bảng cân đối kế toán của một ngân hàng lớn. Những người điều hành và kế toán của ngân hàng cũng chẳng hiểu gì! 

14. Sẽ có khoảng 7 – 10 đợt suy thoái kinh tế trong 50 năm tới. Đừng tỏ ra ngạc nhiên khi chúng xảy ra. 

15. Cách đây 30 năm, bản tin tài chính trên tivi chỉ kéo dài 1 tiếng. Ngày nay, bản tin có thể kéo dài tới 18 giờ. Không phải khối lượng tin tức đang thay đổi mà dường như người ta ngày càng lãng phí hơn. 

16. Khoản đầu tư hời nhất của Warren Buffett là khi thị trường ít cạnh tranh hơn rất nhiều so với hiện tại. 

17. Hầu hết những thứ mà người ta giảng dạy về đầu tư là “mớ lý thuyết vớ vẩn”. Có rất ít giáo sư trở nên giàu có. 

18. Một người càng xuất hiện nhiều trên tivi, những dự đoán của người đó càng khó có khả năng trở thành hiện thực (nhà tâm lý học Phil Tetlock có số liệu về lập luận này). 

19. Đừng tin vào người nào xuất hiện trên kênh CNBC nhiều hơn 2 lần/tuần. 

20. Thị trường không quan tâm bạn trả bao nhiêu tiền cho 1 cổ phiếu hoặc cho ngôi nhà của bạn. Thị trường cũng không quan tâm đến mức giá mà bạn cho là “hợp lý”. 

21. Phần lớn thông tin trên thị trường không chỉ vô dụng mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tài chính của bạn. 

22. Nhà đầu tư chuyên nghiệp có thông tin tốt hơn và máy tính chạy nhanh hơn so với bạn. Bạn sẽ không bao giờ thắng họ trong đầu tư ngắn hạn vì vậy đừng thử điều đó. 

23. Một chuyên gia quản lý tiền tệ có nhiều kinh nghiệm đến đâu không có mấy ý nghĩa. Bạn có thể thất bại trước thị trường trong toàn bộ sự nghiệp của mình. Và, rất nhiều người đã như vậy. 

24. Chi phí giao dịch giảm xuống là một trong những điều tồi tệ nhất đối với nhà đầu tư bởi họ có thể giao dịch nhiều hơn. Chi phí giao dịch cao cũng khiến người ta suy nghĩ kỹ hơn trước khi hành động. 

25. Trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp là một trong những “nghề nghiệp” khó nhất, nhưng đây cũng là ngành quá dễ để tham gia và chẳng cần bằng cấp. Kết quả là có đội ngũ “chuyên gia” không biết họ đang làm gì. 

26. Hầu hết các vụ IPO sẽ “thiêu cháy” bạn. Hãy nghĩ về điều này: những người có nhiều thông tin hơn bạn đang muốn bán cổ phiếu đó đi.  

27. Khi ai đó nhắc đến đồ thị, mô hình đầu – và – vai hoặc ngưỡng kháng cự, hãy bỏ đi.

28. Theo thống kê của Google, cụm từ “suy thoái kép” được nhắc đến 10,8 triệu lần trong năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, kịch bản này chưa bao giờ xảy ra. Còn trong 2 năm 2006 và 2007, “sụp đổ tài chính” là cụm từ không hề được nhắc đến và nó đã xảy ra. 

29. Lãi suất thực của trái phiếu kỳ hạn 20 năm hiện đang ở dưới 0, và nhà đầu tư vẫn rót tiền vào đó. Nhiều khi nỗi sợ hãi là lực đẩy lớn hơn nhiều so với các phép toán. 

30. Cuốn sách “Where Are the Customers' Yachts?” được viết từ năm 1940 và cho tới bây giờ người ta vẫn chưa nhận ra rằng các nhà tư vấn tài chính sẽ không hành động vì lợi ích của bạn.  

31. Quỹ chỉ số đầu tư chi phí thấp là một trong những phát minh tài chính hữu hiệu nhất. 

32. Những nhà đầu tư xuất sắc nhất trên thế giới có nhiều kiến thức về tâm lý học hơn là tài chính. 

33. Những diễn biến ở thời điểm hiện tại của thị trường được điều khiển phần lớn bởi các biến ngẫu nhiên. Cố gắng đi tìm lời giải thích cho những biến động trong ngắn hạn giống như cố gắng giải thích kết quả xổ số vậy.

34. Đối với phần lớn mọi người, tìm cách để tiết kiệm nhiều tiền hơn là điều quan trọng hơn so với việc tìm ra những khoản đầu tư tuyệt vời. 

35. Nếu bạn có nợ trên thẻ tín dụng và nghĩ về việc đầu tư, hãy dừng suy nghĩ đó lại. Bạn sẽ không bao giờ có thể đánh bại mức lãi suất 30%/năm. 

36. Mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ chỉ là bù đắp cho số cổ phiếu được phát hành cho bộ phận lãnh đạo. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn quảng cáo rằng đây là cách để “trả lại tiền cho cổ đông”. 


37. Xác suất xảy ra trong trường hợp có ít nhất 1 công ty nổi tiếng bị phá sản và gian lận kế toán là điều không hiếm gặp. 

38. 20 năm nữa, chỉ số S&P 500 sẽ không giống như hiện nay. Có những công ty “chết đi” và có những công ty mới sẽ nổi lên.

39. Cách đây 20 năm, General Motors ở trên đỉnh cao và  Apple bị người ta cười nhạo.  Điều tương tự sẽ xảy ra trong thập kỷ tới, nhưng không ai biết đó là những công ty nào. 

40. Hầu hết sẽ trở nên giàu có hơn nếu họ ngừng bị ám ảnh về Quốc hội, về Fed, về Tổng thống và tập trung vào quản lý tài chính cá nhân. 

41. Đối với nhiều người, một căn nhà là khoản nợ khổng lồ với cái mác tài sản an toàn. 

42. Tổng thống có ít ảnh hưởng lên nền kinh tế hơn so với những gì người ta nghĩ. 

43. Dù số tiền mà bạn nghĩ sẽ cần cho thời gian nghỉ hưu là bao nhiêu, hãy nhân đôi so tiền đó. 

44. Cuộc khủng hoảng tiếp theo không bao giờ giống với những cuộc khủng hoảng trước đó. 

45. Hãy nhớ những gì Buffett đã nói về quá trình phát triển: “Đầu tiên là những sáng tạo, sau đó là những kẻ bắt chước và cuối cùng là những tên ngốc”. 

46. Và  nhà văn Mark Twain nói: “Một lời nói dối có thể đi được nửa vòng trái đất trong khi sự thật vẫn đang bận xỏ giày”. 

47. Marty Whitman nói về thông tin: “Hiếm khi có hơn 3 hoặc 4 biến quan trọng. Tất cả mọi thứ đều sẽ gây nhiễu”. 

48. Vụ sáp nhập có quy mô càng lớn, xác suất đổ vỡ càng cao. Các CEO thích xây dựng đế chế của riêng họ bằng cách trả giá quá cao cho các công ty khác. 

49. Các khoản đầu tư lợi nhuận thấp và lỗ cao có số lượng nhiều gấp 10 lần so với các khoản đầu tư mang lại kết quả ngược lại. 

50. Những công ty được coi là “nhàm chán” nhất – công ty sản xuất kem đánh răng, thực phẩm hay bu-lông – có thể trở thành những khoản đầu tư tốt nhất trong dài hạn. Trong khi đó, có những công ty sáng tạo nhất lại trở thành khoản đầu tư tệ hại nhất. 

Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Suối Nguồn

"Hàng ngàn năm trước đây, có một người tìm ra cách tạo ra lửa. Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy anh em của mình cách thắp lên. Anh ta bị coi là kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ, thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ một món quà...Nhiều thế kỷ sau, có một người lần đầu tiên tạo ra bánh xe. Người đó có lẽ đã tan xác dưới những bánh xe mà anh ta dạy cho những anh em của mình cách làm.  Anh ta bị coi là phạm tọi vì đã vào vùng đất cấm. Nhưng từ đó trở đi con người có thể đi tới tận chân trời. Anh ta đã để lại một món quà.."

"Những người đó- những người không chịu phục tùng và luôn đi đầu- đứng ở chương mở đầu của tất cả các truyền thuyết mà loài người ghi lại về thuở sơ khai. Promete đã bị xích vào một tảng đá và bị những con kền kền xé xác- bởi vì anh đã ăn cắp ngọn lửa của những vị chúa trời. Adam bị buộc phải chịu đau khổ- bởi vì anh ta đã ăn quả trái cấm trên cậy thiện- ác. Dù truyền thuyết gì đi nữa, ở sâu trong trí nhớ, loài người biết rằng vinh quang của chúng ta đã bắt đầu từ một cá nhân và cá nhân đó đã phải trả giá cho lòng dũng cảm của mình.

"Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau nhưng đều có một số điểm chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng của họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nhà tư tưởng mới, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế- đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiêng được coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ.Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Những những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.

"Một người sáng tạo không bao giờ bị thôi thúc bởi khát vọng phục vụ đồng loại của anh ta, bởi vì đồng loại luôn chối bỏ những gì anh ta đem tặng họ; đồng thời món quà đó phá hủy cuộc sống của anh ta. Anh ta sáng tạo vì động cơ duy nhất: chân lý. Chân lý của riêng anh, và lao động của riêng anh để đạt tới chân lý theo cách riêng của anh. Mục đích của anh ta nằm ở một bản giao hưởng, một cuốn sách, một cỗ máy, một cái máy bay hay một tòa nhà. Nó không nằm ở người nghe nhạc,  người đọc sách, người vận hành máy, người đi máy bay hay người sống trong ngôi nhà mà anh ta tạo ra.

" Tầm nhìn, sức mạnh,  và lòng dũng cảm của anh ta đến từ linh hồn của chính anh ta. Tuy nhiên, lĩnh hồn của một người chính là cái tôi của anh ta. Cái tôi là thực thể làm công việc nhận thức. Cái tôi có chức năng tư duy, nhận thức, cảm giác, đánh giá và hành động.

"Những người sáng tạo luôn là những người có cái tôi. Cái tôi chính là bí mật về toàn bộ sức mạnh của họ- cái tôi ấy tự đầy đủ trong bản thân nó, tự vận động trong bản thân và tự tái tạo bản thân nó. ANH TA SỐNG VÌ CHÍNH BẢN THÂN  MÌNH. Và chỉ có cách sống vì bản thân mình, anh ta mới có thể đạt được những thành tựu vinh quang của loài người. ĐÓ CHÍNH LÀ BẢN CHẤT CỦA SỰ THÀNH CÔNG...

"Loài người chỉ có thể tồn tại nhờ trí tuệ của mình. Loài người đến trái đất mà không được trang bị vũ khí nào. Bộ óc là thứ vũ khí duy nhất của họ. Nhưng bộ óc lại thuộc về cá nhân. Không có cái gọi là bộ óc tập thể, ý nghĩ tập thể. Một thỏa thuận do một nhóm người đạt được thực ra chỉ là một thỏa hiệp hoặc một giá trị trung bình rút ra từ ý nghĩ cá nhân. Hành động chủ yếu- tức là quá trình tư duy- phải do mỗi cá nhân thực hiện độc lập.

"Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên trái đất này. Tất cả những gì anh ta cần- anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây, loài người đối mặt với lựa chọn cơ bản nhất: anh ta chỉ có thể tồn tại theo một trong hai cách- bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của người khác.

" Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

"Người sáng tạo sống với lao động của chính mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những thứ khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.

"Nhu cầu cơ bản của người sáng tạo là sự độc lập. Một bộ óc tư duy không thể hoạt động dưới sự cưỡng bức theo bất cứ hình thức nào. Nó đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối trong cả chức năng và động cơ. Đối với người sáng tạo, tất cả mối quan hệ với con người là thứ yếu.

"Nhu cầu của kẻ thứ sinh là củng cố mối quan hệ của anh ta với mọi người để được họ nuôi sống. Anh ta đặt mối quan hệ lên trên hết. Anh ta tuyên bố rằng loài người tồn tại là để phục vụ người khác. Anh ta rao giảng về chủ nghĩa vị nhân sinh."

"Vị nhân sinh là học thuyết đòi hỏi con người phải sống vì người khác và đặt những người khác lên trên bản thân mình. 

"Không ai có thể sống vì người khác. Một người không thể chia sẻ linh hồn của anh ta, cũng giống như anh ta không thể chia sẻ thể xác của anh ta. Nhưng những kẻ sống thứ sinh đã sử dụng chủ nghĩa vị nhân sinh như một vũ khí để lợi dụng và đảo ngược lại những nguyên tắc đạo đức cơ bản của loài người. LOÀI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC DẠY DỖ RẰNG PHỤ THUỘC LẪN NHAU CHÍNH LÀ MỘT ĐỨC HẠNH.

"Loài người được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng anh ta không thể cho đi cái gì mà anh ta không thể tạo ra. Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh- những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công.

"Loài người được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp người khác bớt đau khổ. Nhưng đau khổ là một căn bệnh. Chỉ khi có người bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. Còn nếu chúng ta biến việc gaimr đau khổ thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ-  để người ta có thể trở thành người đức hạnh. Đó chính là bản chất của chủ nghĩa vị nhân sinh. Trong khi đó, người sáng tạo không quan tâm đến bệnh tật, họ quan tâm đến cuộc sống. Nhưng công việc của họ lại giúp lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác, giúp giảm nhẹ đau khổ.

"Loài người được dạy dỗ rằng đồng tình với người khác là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn bất đồng. Loài người được dạy dỗ rằng đứng tụ tập là một đức hạnh. Nhưng người sáng tạo lại luôn đứng một mình.

"Loài người được dạy dỗ rằng cái tôi đồng nghĩa với cái xấu xa, và việc không- có- cái- tôi là đức hạnh lý tưởng. Nhưng người sáng tạo là người vị kỷ theo nghĩa tuyệt đối, còn người không có cái tôi là người không có tư duy, không cảm nhận, không đánh giá và không hành động. Bởi vì tư duy, cảm nhận, đánh giá và hành động là chức năng của cái tôi.

"Sự lựa chọn mà chúng ta phải có không phải là giữa hy sinh bản thân  hay hy sinh người khác. Sự lựa chọn phải là giữa độc lập hay lệ thuộc. Giữa nguyên tắc sống của người sáng tạo và người sống lệ thuộc. Đây chính là vấn đề cơ bản, giữa sự sống và cái chết. Nguyên tắc sống của người sáng tạo được xây dựng dựa trên những nhu cầu của một bộ óc biết tư duy và qua đó giúp con người tồn tại được. Nguyên tắc sống của những người sống của những kẻ thứ sinh được xây dựng dựa trên của một bộ óc không có khả năng tồn tại. TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẮT NGUỒN TỪ CÁI TÔI ĐỘC LẬP CỦA CON NGƯỜI ĐỀU LÀNH MẠNH. TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẮT NGUỒN TỰ SỰ LỆ THUỘC CỦA CON NGƯỜI VÀO NGƯỜI KHÁC ĐỀU LÀ XẤU XA.

"Năng lực của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên: mức độ độc lập, chủ động, và tình yêu công việc của một người là yếu tố quyết định tài năng của anh ta với tư cách là một người lao động và quyết định giá trị của anh ta với tư cách là một con người. Sự độc lập là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá phẩm chất và giá trị của loài người. Anh ta là ai và anh ta tự tạo ra cái gì; chứ không phải anh ta đã làm được hoặc không làm được gì cho người khác. Không có gì có thể thay thế được phẩm giá cá nhân. Và không có gì khác cho phẩm giá cá nhân ngoài tính độc lập.

"Chưa có công trình nào được hoàn thành nhờ tập thể, nhờ quyết định của đa số. Tất cả những thành tựu trong công việc sáng tạo đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của một suy nghĩ cá nhân đơn nhất. Một kiến trúc sư cần rất nhiều người để xây nên một tòa nhà. Nhưng anh ta không yêu cầu họ biểu quyết trong bổn phận hợp lý của mình. Một kiến trúc sư cần sử dụng thép kính, bê tông, do những người khác sản xuất ra. Nhưng nguyên liệu vẫn chỉ là thép, kính và bê tông cho đến khi người kiến trúc sư chạm vào chúng. Những gì anh ta làm với chúng là sản phẩm và tài sản của riêng anh. Đây là hình thức hợp tác hợp lý duy nhất giữa người với người.

"QUYỀN ĐẦU TIÊN CỦA CON NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY LÀ QUYỀN CÓ CÁI TÔI. BỔN PHẬN ĐẦU TIÊN LÀ BỔN PHẬN VỚI CHÍNH MÌNH. Nguyên tắc đạo đức của anh ta là không bao giờ để người khác quyết định mục đích sống của anh ta. Bổn phận đạo đức của anh ta là phải làm những gì anh ta khao khát, miễn là khao khát đó không do người khác quyết định. Bổn phận đạo đức này phải chi phối sự sáng tạo, tư duy và lao động của anh ta.

"Từ lúc bắt đầu của lịch sử loài người, hai đối thủ đã luôn đứng đối nhau: người sáng tạo và người sống thứ sinh. Người sáng tạo- mặc dù bị chối bỏ, thù địch, ngược đãi và bóc lột- vẫn đi tiếp về phía trước và kéo cả loài người đi theo bằng sức của mình.Những kẻ sống thứ sinh không tạo ra cái gì trong quá trình này ngoài việc gây ra những trở ngại. Trận đấu bây giờ được khoác lên cái áo mới: cá nhân chống lại tập thể.

" 'Lợi ích chung' của tập thể đã được chọn làm quyền và lý do để bào chữa cho tất cả chế độ chuyên chế bạo ngược đã từng có trong lịch sử loài người. Cái tập thể đó có thể là một sắc tộc, một giai cấp, một chế độ chính trị hay một quốc gia. Tất cả những cơn ác mộng trong lịch sử đều được thực hiện với động cơ trá hình là chủ nghĩa vị nhân sinh.

"Điều đức hạnh duy nhất mà con người có thể làm cho nhau và cái thỏa thuận duy nhất cho mối quan hệ hợp lý giữa người với người là- hãy buông nhau ra !

"Ngày nay, người ta coi tình yêu của một người với tính toàn vẹn trong công việc và quyền bảo vệ nó là những thứ có giá trị mơ hồ và không cần thiết.

"Tôi tới đây để nói rằng tôi không tồn tại vì người khác.

"Tôi tới đây để nói rằng sự chính trực trong công việc sáng tạo của một người quan trọng hơn bất cứ nỗ lực từ thiện nào. Những người không hiểu được điều này là những kẻ đang hủy diệt thế giới.

"Tôi muốn tới đây để tuyên bố những nguyên tắc của tôi. Tôi không tồn tại theo bất cứ nguyên tắc nào khác"

-Trích bài phát biểu trước tòa của Howard Roark-




Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Khánh Ly nói về Dalat

Tác giả: Ca sĩ Khánh Ly
(Phần giới thiệu của Hồi Ký “Chuyện Kể Sau 40 Năm”)

Đó là năm 1964, tôi và các con đang ở thành phố Dalat. Tôi vừa 18 tuổi, hai con, một gái, một trai. Ba mẹ con sống với nhau hồn nhiên như cây cỏ trong ngôi nhà hai từng rộng lớn vắng người, trên một ngôi đồi mà người ở đó gọi là đồi Miên – tên ông nội hai đứa nhỏ. Nhà không cổng ngõ, không hàng rào, đồi rộng thênh thang, từ hông nhà ngó xuống, là một thung lũng nhỏ xanh rì, nhìn mông ra xa thấp thoáng đâu đó mầu đỏ của ngói bên cạnh những vườn trồng rau quả xanh ngắt, tiệp với màu của lá cỏ. Nổi lên trên màu xanh mượt mà như tấm áo dạ hội bằng nhung, tôi có thể biết được đó là những vườn hoa.
Nguồn: Cô Khánh Ly hồi trẻ sao đẹp thế cô ? TCS yêu cô là đúng rồi, nghe tiếng hát cô cũng có thể hình dung vẻ đẹp cô !!!

Thuở đó, Dalat đẹp lắm. Người ta bảo Dalat đẹp bởi có 4 mùa giống như Hà Nội nên con gái Dalat tuy ít người xuất sắc nhưng ai nấy đều xinh xắn với nước da trắng hồng, mái tóc đen dày óng mượt. Tất cả đều vô tư, hồn nhiên và hiền lành. Các bà bán hàng trong chợ, dù là bán mắm cá, cũng mặc áo dài, bán đậu hủ rong cũng áo dài, bán ngô nướng lúc nửa khuya, bán mì Quảng, xôi gà cũng áo dài, hai má cứ ửng hồng lên bên cạnh bếp lửa.

Dalat có 4 mùa nhưng mùa nào cũng mát vào ban ngày, lạnh về đêm, chính thế, người ta mới thú vị khi cầm cái ngô nướng thoa mỡ hành còn nóng hổi, người ta mới cảm thấy cái nhẹ nhõm khi bước ra từ những phòng tắm nước nóng, xê xế rạp ciné Ngọc Hiệp. Bước qua bên kia đường, người ta có thể ghé vào tiệm cháo vịt, tiết canh vịt, gỏi vịt và ngay bên hông tiệm thịt vịt, cái quán mì Quảng nhỏ xíu, mái che là một vài tấm ván ép ghép với 4 cái ghế. Hai vợ chồng người bán mì Quảng tay thoăn thoắt đơm bún, chan nước hay dọn dẹp cái mặt bàn cũng chỉ là một tấm gỗ dài. Người bán vui cười nhìn khách xuýt xoa ăn trong cái nóng của bún, cái lạnh của con phố về khuya, vắng người.

Điều chắc chắn phải nói là người Dalat hiền. Hiền như nước mưa, nước suối. Hiền như cây trái tốt tươi. Hiền như hoa như gió. Như tiếng chuông reo bốn mùa. Hiền như bãi xe lam dăm ba chiếc im lìm nơi bến đậu. Hiền như những cơn mưa bất ngờ bay nghiêng qua thành phố, không hề làm rối chân khách bộ hành. Những con đường vắng lặng. Những ngôi biệt thự nằm xa nhau, không tường bao bộc, chỉ có hoa và hoa dưới những cây thông rải rác, tưởng như mọc vô tình không người săn sóc. Ấy thế mà trong cái vô tình gần như hoang dã ấy, luôn có những lúc rộ lên tiếng cười rộn ràng ngây thơ. Đời sống đẹp và đáng sống biết bao nhiêu.

Trước đó 2 năm, nói chính xác là vào tháng 11 năm 1962, khi tôi lên Dalat tìm sống, cùng đi trên chuyến xe đò Minh Trung với tôi, là chị Ngân Hà, một ca sĩ đẹp và được biết đến, không hiểu vì sao chị bỏ Sài Gòn ra đi. Lúc đó, người ta chưa nói đến chiến tranh. Sài Gòn đất rộng, người ít. Đời sống dễ dàng, người dân miền Nam chơn chất như ngọn lúa đồng bằng, cá tôm sông lạch, con đường Tự Do, sáng, trưa, chiều, tối chỉ khoảng trên một chục khách bộ hành, xích lô vài chiếc thông thả đạp như thi sĩ thơ thẩn tìm nàng thơ. Taxi cũng thỉnh thoảng ghé qua đỗ người xuống. Hình như Sài Gòn rất bằng lòng với nhịp sống thong thả, nhàn hạ. Thói quen của miền Nam trù phú đụng đâu cũng có cái ăn.

Tôi nhận lời lên hát cho Night Club ở Dalat với giá 2500 đồng một tháng, có cơm hai bữa và ngủ chung với các chị ở vũ trường, nếu không muốn về nhà. Kể ra thì không nhiều nhưng cũng chẳng hẹp gì lúc đó, lương Trung Úy cũng chỉ được như thế thôi. Ông bà nội của hai đứa nhỏ ở đó, tôi có cả nguyên một từng dưới rộng thênh thang. Hình như đây là kiểu nhà sàn lúc khởi thủy cất lên, nhưng rồi sẵn cột, xây thêm thành nhà hai tầng, chưa kể chung quanh đất trống, không trồng trọt gì ngoài mấy cây ổi, mấy giàn xu. Bên nội dường như chẳng ai để ý gì đến mấy mẹ con tôi ngoài chị Lê Quyên. Vài tháng sau, tiền lương được tăng, tôi tìm một người giữ con và ngày ngày nhảy xe lam, xe đò ra chợ Dalat.

Từ ngày di cư vào Nam, dẫu mới có 10 tuổi, tôi phải trông em, giặt quần áo, đi chợ rồi mới đi học. Mấy anh chị em chúng tôi sàn sàn tuổi nhau nhưng lại chẳng bao giờ có thì giờ hay có chuyện gì để chia sẻ với nhau. Nói tóm lại, tuổi thơ của tôi hoàn toàn mờ nhạt, không có gì đáng ghi nhớ trong sinh hoạt gia đình, ngoại trừ ông bố đêm nào cũng say rượu và bà mẹ hết ca cẩm chồng đến mắng chửi con. Dalat chính là khoảng trời tôi mơ ước, tưởng chừng như cuộc sống ngừng lại ở đó… Nhưng không. Cuộc đời tôi bắt đầu. Từ đó, ở đó.

Vũ trường Night Club dọn ra hôtel Du Parc, cạnh Nhà Thờ Chánh Toà, Bưu điện và đài phát thanh Dalat. Bà chủ vũ trường là một người Việt Hoa, có một đứa con lai không biết lai gì, khoảng 6, 7 tuổi. Bà mướn một căn phòng ngay bên kia đường cho các chị vũ nữ ở, có người nấu cơm. Tôi thường ngủ lại đây vì khuya chẳng có ai đưa tôi về tận Chi Lăng. Trong căn nhà nhỏ này, tuyệt không có bóng dáng một người đàn ông, thế nên tôi thích ngủ lại để sáng hôm sau đi chợ rồi mới về nhà, mang đồ ăn, bánh kẹo và chơi với con rồi chiều tối, lại đi xe lam đến Vũ Trường. Căn phố đó nằm cạnh quán café Myosotis, không biết bây giờ có còn không.

Night Club là Vũ Trường duy nhất ở Dalat. Với khí hậu lành lạnh về đêm là nơi giải trí lý tưởng của thành phố du lịch, vậy mà khách khứa cũng không có bao nhiêu. Lính Mỹ, cấp cố vấn, mới được vào thị xã chơi chứ những cậu học trò vừa mới hết Trung Học, rời gia đình đến một đất nước xa lạ, nên có vẻ sợ sệt. Người của thành phố, muốn đi, sợ gặp người quen, khó chối tội với vợ, thế nên ban nhạc đêm đêm cứ chơi những bản nhạc trữ tình, chúng tôi vẫn hát, các chị ngồi uống nước tán gẫu hoặc nhảy với nhau. Mỗi đêm vài ba bàn khách. Mọi người bình thản nhìn nhau, chờ ngày cuối tuần. Có những đêm Vũ Trường gần đóng cửa, một băng Không Quân áo bay đen khăn quàng cổ màu tím hoa cà, bất ngờ xuất hiện đứng thành một hàng dài nơi cửa. Nhà hàng không chạy lại đón khách. Chúng tôi không ai ngạc nhiên. Chuyện này xảy ra thường. Tôi lặng lẽ lên sân khấu, ban nhạc hiểu ý chơi bài “Gửi gió cho mây ngàn bay”. Tôi hát xong, những chiếc khăn quàng màu tím hoa cà lặng lẽ quay ra, đi vào đêm tối, nơi các anh từ đó bước ra. Không bao giờ hỏi nhưng tôi biết một phi vụ vừa hoàn tất.

Những đêm trời lạnh, mưa rất nhẹ, không gì thú vị hơn ngồi hát hay nghe một tình khúc Tiền Chiến. Những người lính Mỹ non trẻ kia đang miệt mài bước nhảy, cố quên đi nỗi buồn xa nhà, nỗi lo sợ súng đạn trên mảnh đất mà họ không bao giờ hiểu được vì sao họ đến đây. Họ lại càng không hiểu ý nghĩa của khúc hát kia. Chỉ biết trong đêm lạnh, khúc hát buồn, tiếng hát còn non trẻ với những ước mơ chưa thành hình và nỗi lòng khắc khoải của kẻ xa nhà quấn quít lấy nhau ấm áp chia sẻ đến không ngờ. Nhiều năm sau, nếu những người lính ấy còn sống mà trở về, chắc chẳng bao giờ họ nghĩ đến cái vũ trường xưa, nơi thành phố có những cơn mưa bất ngờ nghiêng nghiêng bay trên con phố vắng người vào những đêm gió lạnh. Cũng có thể họ đã không bao giờ trở về để mà nhớ.

Tôi không sống với gia đình nhiều. Tôi không có bạn gái. Bạn của anh tôi cũng là bạn của tôi. Chúng tôi gọi nhau bằng …chú và xưng tôi, không có anh em gì cả. Có lẽ thế, tính tôi không hề có chút dịu dàng nào cho đến khi có con và chỉ dành cho con. Có lẽ thế, tôi dễ sống chung với các chị vũ nữ mà tôi thật sự quý mến như một gia đình. Các tay …anh hùng hảo hán ở Sàigòn, Dalat hình như cũng rất quý tôi, đứa em gái lạc loài, lờ khờ trong thế giới muôn mặt về đêm. Chẳng ai hỏi tôi từ đâu đến, con cái nhà ai. Tôi cũng không tò mò về cuộc sống của các chị vũ nữ.

Thời bấy giờ, giới vũ nữ là giới làm rất nhiều tiền và rất nhiều người có học. Họ chỉ trở thành vũ nữ để giúp gia đình trong khoảng thì giờ rỗi rảnh. Công việc của các chị ấy là nhảy với khách hàng, những người đi Vũ Trường một mình, những người mới biết khiêu vũ. Thời 60, khiêu vũ là một nghệ thuật. Mọi người nhẩy lấy đẹp, nhẩy biểu diễn. Khiêu vũ là một nghệ thuật, không hề có ý đen tối, lợi dụng. Khách đến Vũ Trường và vũ nữ đối xử với nhau lịch sự. Có những chị nổi tiếng chỉ vì nhẩy giỏi, nhẩy đẹp. Các chị không đi đêm với khách, tôi biết vì tôi ở cùng các chị một nhà.

Vũ Trường đóng cửa, ai muốn đi ăn đêm thì thường chạy tới tiệm xôi gà trước mặt khách sạn Thủy Tiên, sau lưng tiệm bánh mỳ Xương Ký đầu con dốc Hàm Nghi. Chủ quán là cặp vợ chồng trẻ, con ông bà Bắc Hương cơm tám, giò chả nằm gần café Tùng – ông bà chủ quán xôi này hiện đang ở Porland, Oregon – nhiều đêm, vừa thấy mặt tôi, cô vợ da trắng, má hồng cười như hoa nở, hét toáng lên… Đùi Khánh Ly… Phao câu Khánh Ly… câu rao ngắn gọn làm ai cũng quay lại nhìn tôi cười. Và tôi không hề cảm thấy ngượng ngùng, sà ngay vào hàng cầm chiếc đùi gà, miếng phao câu béo ngậy, đĩa xôi trắng dẽo thơm phức mỡ hành. Ở một thành phố nhỏ như Dalat, ai cũng biết mặt nhau.

Cùng đi ăn với chúng tôi là một số các …anh hùng có tên tuổi. Những cái tên ngộ nghĩnh đôi khi do thành tích mà có. Các bạn ấy còn trẻ, có người trạc tuổi tôi, có người lớn hơn nhưng ai cũng làm mặt nghiêm, lạnh lùng ít nói. Họ làm ra vậy giữa chốn đông người, thật ra, họ dễ thương, sống có tình nghĩa. Họ có bổn phận bảo vệ nhà hàng, các chị vũ nữ, ca nhạc sĩ. Mấy ông say xỉn quậy phá, gây gỗ, họ là người giải quyết, giảng hoà hoặc mời các ông đi về chứ không bao giờ họ gây chuyện rắc rối cho nhà hàng. Giới giang hồ, các chị vũ nữ và ca nhạc sĩ vì thế mà gần nhau, thương nhau và luôn bênh vực cho nhau. Thời đó, dưới mắt tôi, họ là những người hùng. Cách sống của giới này ảnh hưởng đến lối sống và cách suy nghĩ của tôi không ít.

Tôi hát chưa ra gì nhưng lại được nhiều người thương thế nên cuộc sống mấy mẹ con coi bộ cũng đỡ khổ. Tôi mua quần áo đẹp nhất Dalat cho con tôi ở tiệm Au Printemps. Tôi sục vào lầu trên của chợ Hoà Bình, nơi bán quần áo cũ của Mỹ – hàng viện trợ – tìm mua áo da. váy len. giầy bốt. Diện vào, ai dám nói là quần áo cũ. Tôi thường tới quán café nơi Bích Ly, chị cả của ban CBC ngồi giữ két, nói dóc. Bích Ly và tôi hình như bằng tuổi nhau hoặc Ly kém tôi một tuổi gì đó. Hai đứa cùng tên Ly, cùng đen đen như nhau, giọng cũng khào khào giống nhau nên bắt chuyện gớm lắm… Giờ gặp lại trên xứ Mỹ, hai đứa vẫn tưởng như đang ngồi trong quán café ở Dalat.

Thời đó, tôi mới 18 tuổi, còn ham ăn, ham chơi. Chẳng có gì thú vị cho bằng quăng giày dép, chân không, đi, chạy, nhẩy khắp Đồi Cù, xuống Toà Tổng Giám mục, men theo con đường Tình Yêu dẫn lên Toà Tỉnh rồi lại lên Đồi Cù nằm khểnh dưới gốc thông hoặc thẳng tay chân trên bãi cỏ thênh thang nhìn ngắm mây trời. Không nhớ đến ai cũng không cần biết mình là ai, ngày mai sẽ ra sao. Không nhớ ai thật, không cả yêu đương. Không hề nghĩ đến gia đình và Saigon. Tôi thương các con song thường tự hỏi vì sao tôi có chúng trong khi tôi chẳng có một chuẩn bị nào, chưa hề có một khái niệm về gia đình. Những lúc lang thang trên Đồi Cù, cùng các bạn gái đắm chìm dưới suối Liên Khương, tôi ước ao trở lại tuổi 14, 15. Có lẽ, tôi sẽ bắt đầu cuộc đời của tôi một cách khác.

40 năm trước, đó là ý nghĩ của một thiếu phụ tuổi 18, nằm ngủ quên dưới gốc thông già. Buổi trưa nắng vàng chan hoà trên cỏ lá, tiếng thông reo ngân dài, bất tận như một lời ru buồn. Lời ru âm thầm đi vào giấc ngủ và ở lại đó. Lời ru buồn. Rất buồn…