Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

50 Công Ty Niêm Yết Tốt Nhất Việt Nam 2013 Theo Bình Chọn Forbes

Mới đây, Forbes lần thứ hai công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất trên TTCK của mình kể từ khi có mặt tại Việt Nam. Không nghi ngờ gì nữa, danh sách này luôn gây được sự chú ý đối với độc giả của mình. Nó thậm chí gây tiếng vang hơn đối với danh sách của báo Nhipcaudautu bởi chất lượng thẩm định cũng như tính khách quan cao hơn. Mặc dù danh sách của Nhipcaudautu chưa xuất hiện nhưng tôi vẫn nên viết gì đó để chào mừng những cổ phiếu của mình. Hơn nữa, gần đây, TTCK rất đáng để phân tích và ngắm nhìn.


Theo Forbes VN, tiêu chí đánh giá dựa trên xếp hạng công ty mẹ: kết quả kinh doanh trong ngành, vị thế trên thị trường và lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tất nhiên, các tác giả có cân nhắc tới các đặc thù của doanh nghiệp VN. Điều đáng nói là rút ra từ danh sách, họ cho thấy triển vọng đầu tư với các chứng khoán này.

Tính tới ngày 4/6/2014, 50 công ty có vốn hoá khoảng 31 tỷ USD, chiếm 60.4% tổng giá trị vốn hóa của tổng thị trường. Con số % này cũng tương đương với tổng lợi nhuận sau thuế của chúng so với toàn thị trường, khoảng 2.3 tỷ USD. Như vậy, vốn hóa gấp 13.5 lần so với lợi nhuận, mức khá thấp so với các nước trong khu vực. Nhưng cao hơn nhiều so với P/E trung bình trong danh mục của tôi, gần gấp đôi 7.2. Có vẻ như tôi đang chơi đùa với những cô gái ít giá trị ?

Quán quân năm nay thuộc về nhà vua bất động sản VIC thay cho nữ hoàng VNM. Có gì đó trùng hợp giữa tên ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch VIC lần đầu tiên lọt vào danh sách tỉ phú của Forbes với Top 50 này. Thật vậy, nói về vua BĐS VN, VIC hiện đang nắm giữa nhiều BĐS rất giá trị và tiếng tăm tại các thành phố lớn, nổi nhất là các trung tâm thương mại mang tên Vincom và nghỉ dưỡng Vinpearl tại Nha Trang. Từ một số nguồn tin không chính thống mà tôi đọc được thì sự nghiệp của ông tỉ phú này có rất nhiều uẩn khúc không sáng tỏ. Cụ thể, giống như nhiều siêu đại gia khác trở về từ các nước Đông Âu, ông ta có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và vốn để kinh doanh. Nhưng điều quan trọng để ông trở nên thành công chính là các mối quan hệ mờ ám với nhiều quan chức lớn của VN lúc bấy giờ. Có thể kể ra rất nhiều tên tuổi như ông ta, và họ hiện đang nắm giữ ở hầu hết các công ty có tên tuổi trải dài từ tiêu dùng, giải trí, ngân hàng cho tới khai khoáng.

Theo: vietstock.vn

Không hiểu sao, các báo mạng đã không trích dẫn danh sách theo thứ xếp hạng mà thay vào đó là danh sách theo ngành. Ngay cả trang tài chính lớn nhất cafef.vn cũng không đưa tin về tiêu đề này. Cũng có thể do Forbes không cho phép lấy tin chính thức chăng. Thế nên, tôi không biết được thứ tự xếp hạng các chứng khoán để đưa ra phân tích sát nhất.

Trước khi nói tới các cổ phiếu của mình, tôi sẽ chỉ ra một số điểm nổi bật từ danh sách này:
- HBC không có tên trong danh sách, thay vào đó là FCN và CTD mặc dù thanh khoản của cổ phiếu này rất tốt. Gía hồi phục mạnh từ 15,000 từ đầu năm lên tới 23,500 thời điểm cuối tháng 3. Khi ấy cổ phiếu này rất được quan tâm bởi các hợp đồng giá trị của công ty được ký kết. Nhưng tính tới ngày hôm nay, giá ở mức 16,700, cao hơn chút ít so với đầu năm. Nguyên nhân là báo cáo KQKD Q1 rất đáng thất vọng, lãi vỏn vẹn 1.5 tỷ toàn tập đoàn. Cá nhân tôi quan sát thấy rằng, các công trình xây dựng lớn của HBC xuất hiện rất nhiều tại HCMC. Nhưng với đặc thù của ngành và cơ cấu nợ của công ty hiện nay, tôi tin rằng, phải mất nhiều thời gian để HBC trở lại phong độ khỏe mạnh
- Ngành công nghệ thông tin có duy nhất tên tuổi quen thuộc FPT. Điều này cho thấy, VN còn chưa phát triển mạnh ngành công nghệ này so với thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể kỳ vọng sắp tới sẽ đón chào Thegioididong và VNG niêm yết trên sàn CK.
- Các ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đều chỉ có 2 tên tuổi góp mặt trong danh sách. Thật đáng buồn nhưng phản ánh đúng sự thật, ngân hàng chỉ có MBB và VCB, còn những gương mặt quen thuộc xưa kia hiện còn đang rất bận rộn giải quyết về tranh chấp, nợ xấu, nghi án...
- Đại diện ngành tiêu dùng cùng lúc có 2 đại biểu quen thuộc và xứng đáng là TLG & GMC. Tôi không có gì bất ngờ về điều này bất chấp chúng vẫn chưa được đánh giá cao trên thị trường. Một hãng văn phòng phẩm số 1 VN, còn lại là công ty may mặc đang ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của mình trên thị trường
- Một mình một ngựa, SVI là đại diện duy nhất cho ngành bao bì trên TTCK.
- PNJ đánh mất tên mình trong bảng xếp hạng quan trọng này mặc dù báo cáo Q1 cho thấy công ty có lợi nhuận tăng 25.5% so với cùng kỳ. Việc sáp nhập SFC khiến cho PNJ trở nên cồng kềnh hơn, pha loãng hiệu quả các tỷ số tài chính có lẽ là lý do mà Forbes không đánh giá cao hãng trang sức số 1 VN này

Trở lại với các cô nàng của mình, tôi rất vui mừng khi TLG, GMC & SVI lần thứ hai liên tiếp lọt vào xếp hạng của Forbes. Cả 3 chứng khoán này chiếm hơn 60% tỷ trọng danh mục của tôi. Cả ba đều đạt được tăng trưởng rất tốt về cả doanh thu, lợi nhuận và giá cổ phiếu trong năm 2013 vừa qua. Tôi có tham gia ĐHCĐ của cả ba công ty này và đều cảm thấy hài lòng về tương lai phát triển ngoại trừ SVI, có vài lý do để lo lắng về sự cạnh tranh rất khốc liệt. Tuy nhiên, có rất nhiều sự kiện đã diễn ra kể từ đầu năm tới nay khiến cho diễn biến TTCK thay đổi chóng mặt.

Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học thứ hai ?

Căng thẳng Biển Đông được châm ngòi bằng việc TQ hạ giàn khoan mang số hiệu HD - 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn 120 hài lý ( 212 km) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự việc này dẫn đến hàng loạt các vụ việc tranh chấp bằng sức mạnh trên biền Đông. Sau đó là căng thẳng ngoại giao giữa các quốc gia với TQ. Ngày 8/5/2014, TTCK VN lập kỷ lục giảm điểm 5.89% với 344 cổ phiếu giảm sàn. Các nhà đầu tư đã phản ứng rất mạnh trước nguy cơ các hậu quả trừng phạt kinh tế của TQ sau đó. Thậm chí, kịch bản chiến tranh cũng khá rõ ràng. Người ta nghĩ rằng, việc nắm giữ chứng khoán là vô nghĩa nếu như các công ty niêm yết mất đi thị trường nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ là TQ.

Tâm lý bán ra ồ ạt trên diện rộng nhưng đâu đó có rất nhiều lệnh mua vào với số lượng lớn tại các mã chứng khoán chất lượng. Họ vẫn giữ nguyên tâm lý lạc quan và đang lợi dụng biến động thị trường để mua vào. Tôi tất nhiên thuộc loại này mặc dù tài khoản đang là con số 0 tiền mặt. Thật đáng tiếc !

Điều này càng khiến tôi tiếc nuối hơn khi mà trước đó tôi có mua vào một số lệnh với giá khá cao so với hiện nay. Có lẽ tôi đã không may mắn !

Liệu tôi có thích chiến tranh không ? Chắc chắn là không và tôi cũng không tin rằng điều ấy sẽ diễn ra sớm. Có thể thời gian dài vài năm nữa CÓ THỂ bùng phát nhưng tôi vẫn lạc quan với chứng khoán của mình. Cá nhân tôi thích kịch bản cải cách chính trị toàn diện dẫn đến cải cách kinh tế trên cả nước hơn. Khi ấy, dân chủ diễn ra, báo chí được tự do, các cá nhân được tự do thể hiện quan điểm, bọn quan lại ngu dốt & tham lam phải xuống địa ngục thay vào đó là các tài năng trẻ với phẩm chất đạo đức tốt, các ngành nghề có bước biến chuyển vĩ đại...Thật không sao kể hết nhưng điều ấy chắc chắn sẽ không diễn ra sớm đâu. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian và mất mát !!!

Tôi vẫn giữ nguyên các chứng khoán chất lượng của mình bất chấp giá giảm mạnh. Khi có tiền mặt, tôi sẽ mua vào. Từ các yếu tố bất lợi trên, tôi kỳ vọng các công ty đầu tư của mình sẽ có một kế hoạch khôn ngoan, tận dụng được tình hình bất ổn để có lợi cho mình

TLG sẽ đặt hàng các nguyên liệu của Thái Lan thay vì TQ. GMC sẽ mua các nguyên liệu từ các nước Nam Mỹ và đồng thời chờ đợi sự phát triển ngành nguyên phụ liệu trong nước mặc dù điều này là khá viển vông. SVI cũng tương tự

Tôi tin vào các cổ phiếu của mình sẽ có một năm kinh doanh thành công. Khi ấy, giá thị trường chắc chắn sẽ đem lại quả thơm cho SBF.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét